BIẾT ‘GU’ CỦA TRÍ NÃO MÌNH

BIẾT ‘GU’ CỦA TRÍ NÃO MÌNH

BIẾT ‘GU’ CỦA TRÍ NÃO MÌNH

Tác giả: JONATHAN HANCOCK

Trích: Bí Quyết Học Nhanh Nhớ Lâu; Đức Nhật dịch; NXB Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, First News.

---o0o---

   Hãy nghĩ lại xem trong khi tưởng tượng, não của bạn có thiên hướng liên tưởng đến loại hình ảnh nào - đồ vật, con người, nơi chốn hay các cảnh động trong phim hoạt hình? Hình ảnh nào thường hiện ra trong trí não bạn ngay lập tức, hình ảnh nào bạn khó tưởng tượng ra hơn? Bạn thường tưởng tượng ảnh động hay ảnh tĩnh, hình phóng đại hay thu nhỏ, cảnh nhìn từ khoảng cách xa hay nhìn cận? Hiểu rõ được thói quen tưởng tượng của bản thân, bạn sẽ có thể khai thác hiệu quả khả năng thiên bẩm của trí não cũng như cải thiện các điểm yếu trong thói quen tưởng tượng của mình.

    Một khi bạn đã hình dung được hết các hình ảnh “gợi nhớ” cho tất cả các mục trong danh sách trên, kiểm tra lại xem bao nhiêu hình ảnh còn lưu giữ trong trí nhớ của bạn. Bạn có nhớ lại gần đúng theo thứ tự ban đầu không? Có thể bạn sẽ băn khoăn vì có một số điểm khiến bạn hồi tưởng khó khăn hơn những điểm khác, tuy nhiên một khi đã gợi nhớ ra tất cả thì ngay tức khắc bạn sẽ được tận hưởng cảm giác sung sướng: "A, mình biết là mình nhớ đúng hết mà!”. Bạn sẽ có cảm giác "sở hữu với những thông tin mà bạn đã dùng trí tưởng tượng để ghi nhớ – dẫu tất cả những gì bạn làm chỉ là hình dung những hình ảnh trong đầu mình. Não phải "chế tác” ra hình ảnh, và đến lượt não trái giúp bạn kết nối những hình ảnh đơn lẻ ấy và sắp xếp chúng theo một trật tự trong tâm trí. Đó chính là cốt lõi của phương pháp học toàn diện: sáng tạo rồi bố cục lại các chi tiết để tạo nên một câu chuyện vận dụng khả năng của cả hai bán cầu não nhằm kích thích trí nhớ của bạn.

 

  Bây giờ, bạn hãy thử tham khảo chuỗi sự kiện mẫu có thể giúp bạn ghi nhớ bản danh sách những việc cần làm trên. Hãy lưu ý vì ở mỗi sự kiện sẽ đi kèm với một hình ảnh gắn liền với những việc bạn cần nhớ. Cụ thể:

  •  Một quyển sách rơi xuống khỏi chồng sách cao ngất trong thư viện
  • Suýt nữa là nó rơi trúng mô hình hồ bơi đặt ở gần đó
  •  Nhưng lại được thầy phụ trách việc nhận đăng ký học phần mới chụp lấy
  •  Thầy ấy chụp sách bằng một tay, tay còn lại đangcầm một trang rao vặt chỗ trọ
  • Trang rao vặt vừa được lấy ra từ khay mực cũ của máy in cái máy in thì bị chất đầy những đồng xu và không ngừng in ra tiền giấy
  • Nhiều đến nỗi chúng rơi xuống sàn nhà đầy đất cát
  • Và bạn phải ngưng máy in lại bằng cách nhét vào khe mục hai tấm vé xem kịch.

   Hãy dành ra ít phút sáng tác một câu chuyện có thể giúp bạn nối kết các chi tiết với nhau, miễn là mỗi chi tiết sẽ chứa đựng các hình ảnh gợi nhắc bạn về điều cần nhớ: quyển sách cần phải trả lại, hồ bơi nhắc bạn về đợt thi vào đội tuyển, thầy phụ trách bạn cần gặp để đăng ký lớp,... Một câu chuyện hiệu quả sẽ giúp bạn có thể ghi nhớ tất cả những việc phải làm theo cả trình tự xuôi lẫn đảo ngược. Bạn đã quyết định rằng “tôi có thể nhớ được tất cả”, đã kích hoạt trí não của mình và sử dụng trí tưởng tượng để biến các thông tin thành những ký ức đáng nhớ: biến các ý tưởng thành một chuỗi hình ảnh theo thứ tự hợp lý, những điểm quan trọng được gán cho các biểu tượng để nhắc nhở bạn,một số chi tiết phụ có thể được thêm thắt hoặc loại bỏ bớt,... tư duy bằng hình ảnh là bước đầu tiên cần thiết cho hành trình làm chủ trí nhớ của bạn.

---o0o---

CTV: Đăng Minh


Bình luận