KHIÊM TỐN LÀ ĐỨC TÍNH TỐT

KHIÊM TỐN LÀ ĐỨC TÍNH TỐT

KHIÊM TỐN LÀ ĐỨC TÍNH TỐT

Tác giả: Koike Ryunosuke

Trích: Thói Quen Xấu Ơi, Chào Mi; Nguyễn Thị Mai dịch; NXB Công Thương.

---o0o--

Có lẽ bạn cũng đã từng cảm thấy khó chịu khi ai đó được khen mà lại quá khiêm tốn? Trước kia khi còn trẻ và nông nổi nếu được khen về quần áo tôi cũng thường rất ngại ngùng trả lời lại là “Không, bộ đồ này cũng chẳng hay ho gì” hoặc “Mình chẳng bao giờ chọn được bộ phù hợp cả. Lúc nào cũng cái màu này, không thay đổi được”.

Dần dần tôi đã học được rằng “cảm giác thoải mái” khi được khen thực tế là một sự kích thích khiến người ta mê muội nên rất rắc rối. Nếu khen với một lượng vừa phải thì lời khen ngợi sẽ đánh thức được ảo giác để cảm thấy rằng “à vui ghê”. Nhưng như trường hợp của tôi thì hoàn toàn do không tự tin vào trang phục của mình, lúc nào cũng lo lắng không biết mọi người nhìn mình như thế nào nên tôi bị rơi vào trạng thái quá tự ý thức về bản thân. So với một người bình thường, nếu một người mất tự tin và quá tự ý thức về bản thân mà được khen quá nhiều thì họ sẽ trở nên quá phấn khích và hoàn toàn mất đi ý thức.

Rõ ràng điều này không hay chút nào nên hầu hết các trường hợp đều phủ nhận lời khen của đối phương. Lúc đó, đối phương sẽ phải đi theo hướng lời phủ định của bạn là “không, làm gì được như thể”, nếu là một người dễ nổi cáu họ sẽ rất khó chịu vì nghĩ thầm trong bụng rằng “đã mất công khen lại còn ra vẻ”. Tôi ví dụ như vậy để thấy rằng nếu “khiêm tốn” quá mức cũng trở thành kiêu căng.

Chúng ta nên thận trọng đáp lại lời khen. Tốt nhất là nên đáp ngắn gọi “cảm ơn” hoặc “tôi rất vinh dự”. Dù sao thì đối phương cũng không hẳn nói thật lòng nên đáp như vậy cũng không có vấn đề gì. Nếu là mối quan hệ thân mật thì bạn có thể nói “bạn khen tiếp đi” hay “bạn khen mình đấy à?” thì câu chuyện sẽ rất hài hước.

CTV: Đăng Khoa


Bình luận