NGOẠI NGỮ LÀ NGÔN NGỮ CON PHẢI HỌC

NGOẠI NGỮ LÀ NGÔN NGỮ CON PHẢI HỌC

NGOẠI NGỮ LÀ NGÔN NGỮ CON PHẢI HỌC TỪ NHỎ

Tác giả: Trần Hân

Trích: Phương pháp giáo dục con của người Do Thái; Thanh Nhã dich; Nhà xuất bản Phụ nữ.

---o0o---

Mặc dù, Gaelic mới có 6 tuổi, nhưng cậu có thể sử dụng thành thạo ba thứ tiếng: tiếng Do Thái, tiếng Anh và tiếng Đức để giao lưu với hàng xóm. Đạt được thành tích như vậy, phải kể đến công lao rất lớn của bố mẹ Gaelic.

Năm Gaelic mới 1 tuổi, cha mẹ cậu bắt đầu dạy cậu tập nói, nhưng kỳ lạ là người cha chỉ dùng tiếng Anh nói chuyện với cậu, còn mẹ cậu lại dùng tiếng Do Thái dạy cậu. Thời gian ban ngày, cha cậu thường nói chuyện với Gaelic, cha còn mua về rất nhiều đồ chơi và tranh ảnh cho cậu. Trong lúc cùng chơi, cha dạy cậu gọi tên các đồ vật bằng tiếng Anh. Còn thời gian buổi tối là mẹ dạy Gaelic, mẹ có thói quen trước khi đi ngủ kể cho cậu nghe một câu chuyện bằng tiếng Do Thái, khi kể mẹ luôn yêu cầu Gaelic nghiêm túc lắng nghe, thời gian sau mẹ sẽ để Gaelic tự kể lại câu chuyện đã nghe bằng tiếng Do Thái.

Trời không phụ người có công, dưới sự "dìu dắt" của bố mẹ, cậu bé Gaelic lúc 5 tuổi đã nắm được số lượng lớn từ vựng tiếng Anh và từ đơn tiếng Do Thái. Sau đó, một cơ hội tình cờ, Gaelic được tiếp xúc với tiếng Đức, cậu cảm thấy vô cùng thích thú, vì thế, cha Gaelic đã mời một thầy giáo đến dạy tiếng Đức cho cậu. Thật không ngờ Gaelic chỉ mất một năm để học ngôn ngữ này.

Mọi người đều biết, dân tộc Do Thái có rất nhiều thương nhân kiệt xuất. Ngoài khả năng kinh doanh phi phàm, họ còn có một đặc điểm chung là thông thạo ngoại ngữ. Không ít người trong số họ thành thạo từ hai thứ tiếng trở lên. Người Do Thái vô cùng coi trọng việc học ngoại ngữ, họ thường có câu nói: “Có thể nói được vài ngoại ngữ, bạn sẽ có giá trị bằng mấy người cộng lại”. Vì thế, giống như bố mẹ Gaelic, bậc cha mẹ Do Thái nào cũng vô cùng coi trọng khả năng ngoại ngữ của con mình, đồng thời còn dùng những phương pháp đặc biệt của mình để dạy con học ngoại ngữ.

Chúng ta phải biết rằng, từ nhỏ, trẻ em Do Thái đều phải học thuộc“Thánh Kinh Cựu Ước”. Khi bạn trẻ được 3 tuổi, sẽ được cha mẹ đưa đến một nơi giống như trường tư để đọc sách. Lúc đầu, bọn trẻ học tiếng mẹ đẻ - tiếng Do Thái (Hebrew), sau khi đã học được tiếng Do Thái, bọn trẻ được chỉ định cho họ thuộc một số bài cầu nguyện. Trong giai đoạn này, trẻ thường học thuộc theo kiểu “học vẹt”, mà chưa hiểu ý nghĩa, giáo viên cũng không cưỡng ép trẻ phải hiểu ý nghĩa của những bài cầu nguyện này. Khi 5 tuổi, trẻ sẽ học thuộc “Kinh Thánh” và “Luật Pháp Mass”.

Đến 7 tuổi, chúng sẽ hạ “Sáng thể”, “Dân số”, “Lê-vi”, “Xuất hành” và “Đệ nhị luật” trong “Ngũ kinh của Moses”... Sau 7 tuổi, bọn trẻ sẽ học những bộ còn lại của “Thánh Kinh Cựu Ước” (Tanakh) và “Do Thái giáo pháp điển” (Talmud). Có lẽ một số người cho rằng người Do Thái chẳng qua chỉ là học thuộc "Kinh Thánh", việc đơn giản này căn bản chẳng có gì vĩ đại cả. Nhưng điều không thể coi thường là sau khi đại não hình thành được bộ nhớ dung lượng lớn, việc tiếp nhận thêm kiến thức khác sẽ dễ như trở bàn tay mà chỉ sau khi tích lũy được một lượng kiến thức lớn đại não mới có thể sản sinh ra được những ý tưởng sáng tạo và phát minh xuất sắc.

Nhà tâm lí họ người Liên Xô cũ - Le Vygotsky cho rằng: “Trí nhớ của trẻ trước tuổi đi học thuộc về trung tâm ý thức, các phương diện hoạt động trong tâm Y chiếm vị trí tru việt”. Nếu không có khả năng ghi nhớ, trẻ sẽ phải học lại những điều đã biết. Do đó khả năng ghi nhớ của trẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập các kiến thức văn hóa khoa học sau này. Vì vậy, chúng ta hãy xem cha mẹ Do Thái bồi dưỡng con cái họ có hệ thống trí nhớ "thiên tài” như thế nào nhé!

* Kết hợp suy nghĩ và ghi nhớ

Người Do Thái không chỉ thông qua cách học thuộc lòng để nâng cao khả năng ghi nhớ cho trẻ, mà họ còn vô cùng coi trọng việc kết hợp giữa suy nghĩ và ghi nhớ để kích thích sự sáng tạo của trẻ. Cha mẹ Do Thái, khi dạy con cái kiến thức thường để trẻ họ thuộc bài văn đó trước, sau đó mới giảng giải từng từ, từng câu cho trẻ.

Trong lúc giảng giải, cha mẹ thường dẫn dụ trẻ đưa ra những câu hỏi liên quan đến bài học, đồng thời, căn cứ vào các câu hỏi đó, cha mẹ sẽ cùng thảo luận sôi nổi với trẻ. Phương pháp này vừa giúp trẻ hiểu được nội dung bài văn, vừa nâng cao khả năng suy nghĩ độc lập cho trẻ.

* Vận dụng cách ghi nhớ thích hợp

Dựa vào trạng thái ý thức ghi nhớ khác nhau, có thể chia cách thức ghi nhớ của người Do Thái làm hai loại: Một là ghi nhớ vô thức, hai là ghi nhớ có ý thức. Người Do Thái cho rằng, trẻ càng nhỏ tuổi thì khả năng ghi nhớ vô thức càng cao. Vì thế, khi còn nhỏ, nếu trẻ nhất thời quên lời dặn của bố mẹ, người Do Thái không bao giờ dùng câu “đồ không có đầu óc” để mắng trẻ,ngược lại, họ còn cổ vũ trẻ đọc thuộc nhiều sách hơn. Khi lớn dần lên, trẻ bắt đầu biết ghi nhớ có ý thức.

Ở một mức độ nào đó, ghi nhớ có ý thức có thể chia thành ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa. Trẻ khi còn nhỏ chưa hiểu nội dung cần ghi nhớ, thường“học vẹt” bằng cách nắm bắt đặc trưng bên ngoài của vật, cách học như vậy được hiểu là ghi nhớ máy móc. Nhưng sau khi trẻ nhận thức được sự vật một cách tương đối, trẻ sẽ chuyển từ ghi nhớ máy móc thành ghi nhớ ý nghĩa, tức là trên cơ sở hiểu sự vật để ghi nhớ sự vật.

Cha mẹ Do Thái rất giỏi vận dụng hai loại ghi nhớ này để dạy trẻ. Khi trẻ còn nhỏ, họ dựa vào cách ghi nhớ máy móc để bồi dưỡng hệ thống trí nhớ "thiên tài” cho trẻ; Khi trẻ được 6-7 tuổi, cha mẹ sẽ cùng trẻ đọc sách, cùng trẻ tìm hiểu một số vấn đề qua đó tăng cường khả năng ghi nhớ ý nghĩa cho trẻ.

*Nhớ những điều quan trọng, quên những điều vô ích

Người Do Thái làm việc rất chú trọng đến hiệu quả công việc, vấn đề ghi nhớ cũng vậy. Mọi người đều biết, với bất kỳ ai, quên là điều không thể tránh khỏi, nhưng mức độ quên ở mỗi người lại khác nhau. Hãy xem người Do Thái dạy con cái những phương pháp nào để chống lại bệnh quên.

Thực ra, phương pháp rất đơn giản, đó chính là quên đi những điều vô ích, sau đó tăng lượt ôn tập lại những điều mà mình không muốn quên, cho đến khi đạt được mục đích quên những cái không cần thiết và ghi nhớ những điều quan trọng. Cha mẹ Do Thái từ nhỏ đã buộc trẻ học thuộc Thánh Kinh Cựu Ước” là không chỉ vì muốn trẻ hiểu biết hơn về văn hóa dân tộc mình, mà hơn thế còn mang qua hoạt động để bồi dưỡng hệ thống trị nhớ "thiên tài” cho trẻ. Chính vì những biện pháp nâng cao trí nhớ đặc biệt đó, người Do Thái mới bồi dưỡng nên những vĩ nhân có nhiều thành tựu xuất sắc trong các lĩnh vực của đời sống như chúng ta vẫn thấy.

CTV: Công Hiếu.


Bình luận