NGUYÊN TẮC “LẮNG NGHE 8: KHUYÊN NHỦ 2”

05:00, 01/09/2022 104
NGUYÊN TẮC “LẮNG NGHE 8: KHUYÊN NHỦ 2”

NGUYÊN TẮC “LẮNG NGHE 8: KHUYÊN NHỦ 2”
Tác giả: Koike Ryunosuke
Trích: "Thói quen xấu ơi, chào mi". Người dịch: Nguyễn Thị Mai. NXB Công Thương

---o0o---

Khi thấy ai gặp chuyện buồn, chúng ta rất muốn an ủi, cảm thông nhưng không phải ai cũng nói ra được những lời chia sẻ. Bạn không cần phải lo lắng, nếu không thể nói ra những điều cảm thông an ủi cũng không sao. 

Khi bạn chia sẻ, tuy đối phương đáp lại bạn rằng “may mà bạn nói với tôi” thì chưa hẳn người đó đã là người có thể giúp được bạn. Hơn nữa nếu đang giữa chừng câu chuyện đột nhiên bị người đó chen ngang và nói giống như là tranh luận thì cho dù điều họ nói có đúng bạn cũng sẽ nghĩ rằng “à, mình nhầm đối tượng chia sẻ rồi”. 

Ngược lại, khi mình chia sẻ nếu họ chú ý lắng nghe mình sẽ có cảm giác thỏa mãn “à họ chú ý nghe câu chuyện của mình từ đầu đến cuối”, sau đó cho dù họ có nói gì đi nữa, mình cũng không thất vọng. Lúc đó chắc chắn mình sẽ nghĩ rằng “người này thực sự đang nghĩ cho mình”. 

Khi được người khác lắng nghe, tiếp nhận câu chuyện của mình, người ta thường có cảm giác thỏa mãn và được an ủi. Tất nhiên tốt nhất là đối phương nên chăm chú lắng nghe và hiểu 80% câu chuyện của mình sau đó đưa ra lời khuyên ở 20% còn lại. Lời khuyên có thích hợp hay không còn tùy thuộc vào khả năng của người đang đứng ở vị trí an ủi mà không liên quan đến tâm trạng của hai bên.


Điều con người đánh giá thực sự không phải là khả năng chia sẻ của đối phương mà là sự hòa hợp khiến họ nghĩ rằng “nói chuyện với người này thật thoải mái” hoặc sự biết ơn “khi mình khó khăn người ấy đã giúp đỡ, chia sẻ khiến lòng mình nhẹ nhàng hơn” hoặc mang lại cho họ cảm giác “muốn gặp lại” hay “khi gặp khó khăn lại mong giúp đỡ”.

CTV: Minh Khuê


Bình luận