CÁC CẢM XÚC THU HÚT ĐƯỢC SỰ CHÚ Ý

06:00, 15/05/2021 332
CÁC CẢM XÚC THU HÚT ĐƯỢC SỰ CHÚ Ý

CÁC CẢM XÚC THU HÚT ĐƯỢC SỰ CHÚ Ý

JOHN MEDINA – LUẬT TRÍ NÃO

---o0o---

Những sự kiện đầy cảm xúc có khuynh hướng dễ nhớ hơn các sự kiện trung lập.

Tùy ý tưởng này dường như rõ rệt về mặt trực giác, song thật khó để chứng minh bằng khoa học vì cộng động nghiên cứu vẫn còn đang tranh luận về bản chất thật sự của cảm xúc. Một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng là ảnh hưởng của cảm xúc đối với việc học tập. Một sự kiện tràn đầy cảm xúc, (thường được gọi là ECS – Emotionally Competent Stimulus – tên viết tắt của tác nhân kích thích có tiềm năng cảm xúc) là loại hình được xử lý tốt nhất của các tác nhân kích thích bên ngoài đã được đo lường. Những sự kiện tràn đầy cảm xúc tồn tại lâu hơn trong ký ức chúng và có thể được nhớ lại với độ chính xác cao hơn các ký ức trung lập.

Đặc trưng này thường được sử dụng có hiệu quả nhất trong quảng cáo truyền hình, và đôi khi kèm theo sự tranh luận gay gắt nhất. Hãy xem xét một tiết mục quảng cáo truyền hình cho xe ô tô Volkswagen Passat. Mở đầu là hình ảnh hai người đàn ông đang trò chuyện trong ô tô. Họ đang có cuộc tranh luận nóng bỏng về việc một trong hai người đã lạm dụng từ “thích” trong hội thoại. Trong lúc cuộc tranh luận đang tiếp diễn, người xem nhìn thấy, qua cửa sổ ghế hành khách, một chiếc xe khác đang lao về phía hai người này. Chiếc xe đó nghiền nát họ. Có những tiếng la hét, tiếng kính vỡ, những khung hình lướt qua cho thấy hình ảnh hai người này đang nảy lên trong ô tô – một khối kim loại đã bị vặn xoắn. Cảnh tiếp theo, không thể tin nổi vào mắt mình nữa, là hình ảnh hai người đàn ông đang đứng bên ngoài chiếc Volkswagen bị hỏng nặng. Để nhấn mạnh thêm cho lời chêm vào nổi tiếng, dòng chữ “Thật an toàn” nhấp nháy trên màn hình. Màn quảng cáo kết thúc với hình ảnh một chiếc Passat khác, chiếc xe này còn nguyên vẹn và hoàn hảo với mức đánh giá an toàn về tai nạn xe hơi là năm sao. Đó là một quảng cáo kéo dài 30 giây đáng nhớ, thậm chí gây náo động. Sở dĩ nó có những đặc trưng này vì tâm điểm của nó là một ECS.

Quá trình này hoạt động như thế nào bên trong não chúng ta? Nó có liên quan đến vỏ não trước trán, phần chỉ con người mới có đó của não quản lý những “chức năng thực thi” như giải quyết vấn đề, duy trì sự chú ý và kiềm chế những cơn bốc đồng cảm xúc. Nếu vỏ não trước trán là chủ tịch hội đồng quản trị, cingulate gyrus chính là trợ lý cá nhân của nó. Người trợ lý này cung cấp cho chủ tịch hội đồng quản trị những chức năng chọn lọc nhất định và hỗ trợ các cuộc họp từ xa với các phần khác của não – đặc biệt là với hạch hạnh, phần giúp tạo lập và duy trì các cảm xúc. Hạch hạnh chứa đầy dopamine truyền dẫn thần kinh, nó sử dụng dopamine như một nhân viên văn phòng sử dụng các mẩu giấy ghi chú. Khi nào phát hiện ra một sự kiện đầy cảm xúc, hạch hạnh giải phóng dopamine vào trong hệ thống. Vì dopamine hỗ trợ rất nhiều cho trí nhớ và quá trình xử lý thông tin, bạn có thể nói nội dung của mẩu ghi chú là “Hãy ghi nhớ việc này!” Ra lệnh cho não đính một mẩu ghi chú hóa học lên một thông tin nào đó đồng nghĩa với việc thông tin đó sẽ được xử lý mạnh mẽ hơn. Đó là điều mà các giáo viên, các bậc phụ huynh và giám đốc quảng cáo mong muốn.

Những sự kiện đầy cảm xúc có thể được chia thành hai loại: Sự kiện không có hai người nào đó nghiệm giống nhau và sự kiện tất cả mọi người đều trải nghiệm giống nhau.

Khi mẹ tôi tức giận (rất hiếm khi), bà vào bếp, rửa bất kỳ một chiếc bát đĩa nào trong bồn rửa một cách ỒN Ã. Và nếu có xoong chảo, bà cố ý đập chúng vào nhau khi bỏ chúng ra khỏi bồn rửa. Tiếng ồn này được tạo ra nhằm thông báo cho cả nhà biết (nếu không muốn nói là cả khu phố) sự phiền lòng của bà về một điều gì đó. Tới tận ngày hôm nay, bất cứ khi nào tôi nghe thấy tiếng kim loại của xoong chảo va vào nhau khá lớn, tôi lại thấy một tác nhân kích thích tràn đầy cảm xúc – một cảm giác thoáng qua “Lúc này bạn gặp rắc rối to rồi!”. Mẹ vợ tôi chưa từng biểu lộ sự tức giận theo cách này nên vợ tôi không đánh đồng bất kỳ điều gì có tính cảm xúc với tiếng ồn của xoong chảo. đó là một kích thích độc đáo, một ECS riêng của nhà John Medina.

Các tác nhân kích thích được trải nghiệm ở mọi nơi bắt nguồn trực tiếp từ di sản cách mạng của chúng ta, vì vậy chúng có một tiềm năng to lớn trong việc áp dụng vào giảng dạy và kinh doanh. Không có gì đáng ngạc nhiên, chúng tuân thoe những nguyên lý nguy cơ và các nguồn năng lượng nghiêm ngặt của học thuyết Darwin. Bất kể bạn là ai, bộ não sẽ rất chú ý tới những câu hỏi sau:

“Tôi có thể ăn nó không? Hay nó sẽ ăn tôi?”

“Tôi có thể làm bạn với cô ấy? Hay cô ấy sẽ trở thành bạn của tôi?”

“Tôi đã từng thấy nó trước đây chưa?”

Bất cứ ai trong tổ tiên của chúng ta, nếu không nhớ được những trải nghiệm đầy đe dọa hoặc kiếm được đủ lượng thức ăn thì sẽ không thể sống đủ lâu để tạo ra thế hệ sau. Não con người có nhiều hệ thống tận tâm được điều chỉnh khóe léo nhằm sản sinh ra cơ hội và nhận thức được mối nguy hiểm. (Đó là nguyên do  khiến cho câu chuyện về cụ cướp thu hút được sự chú ý của bạn – cũng vì vậy mà tôi đặt nó ở đầu chương). Chúng ta cũng là những cỗ máy khuôn mẫu tuyệt vời, luôn đánh giá môi trường của chúng ta để tìm ra điểm tương đồng, chúng ta cũng có khuynh hướng ghi nhớ những gì chúng ta cho rằng đã gặp trước đây.

Một trong những tiết mục truyền hình xuất sắc nhất từ trước đến nay đã sử dụng cả ba nguyên tắc này theo một đường xoắn óc tăng liên tục. Stephen Hayden làm một quảng cáo để giới thiệu máy tính Apple vào năm 1984. Quảng cáo này đã đoạt các giải thưởng quảng cáo của Super Bowl (một kênh truyền hình quảng cáo này là hình ảnh một hội trường màu xanh chật kín những người đàn ông trông như robot ăn mặc giống hệt nhau. Liên quan đến bộ phim được ông này đang chăm chú theo dõi màn ảnh. Lúc này, trên màn ảnh là gương mặt đàn ông to lớn đang ngâm nga những từ ngữ tẻ nhạt như: “Thanh lọc thông tin!” và “hợp nhất tư tưởng!”. Những người có mặt trong khán phòng như những con quỷ hút máu đang nuốt lấy những thông điệp này. Và rồi camera chuyển sang hình ảnh một phụ nữ trẻ mặc đồ thể thao, tay cầm búa tạ, đang lao về phía khán phòng. Cô này mặc quần áo soóc đỏ, màu cơ bản duy nhất trong toàn bộ tiết mục quảng cáo. Lao nhanh xuống lối đi trung tâm, cô gái này ném chiếc búa tạ vào màn hình đang chiếu Big Brother. Màn hình nổ tung thành cơn mưa tia lửa và mảnh vỡ bóng đèn. Những chữ giản đơn nhấp nháy trên màn hình: “Ngày 24 tháng 1, công ty máy tính Apple sẽ giới thiệu mẫu máy Macintosh. Bạn sẽ biết tại sao năm 1984 sẽ không giống 1984”. (tên một bộ phim của George Orwell).

Tất cả những yếu tố đều có mặt ở đây. Không có gì đe dọa đối với một quốc gia được đúc kết trong một bài phát ngôn tự do hơn xã hội chuyên chế 1984 của George Orwell. Có sự hấp dẫn giới tính với chiếc quần soóc lộ liễu nhưng cũng có thay đổi. Mac là phụ nữ, nên… IBM phải là đàn ông. Trong những năm 1980 nữ quyền, một lời tuyên bố hùng hồn trong trận chiến giới tính đột nhiên chiếm vị trí trung tâm. Sự trùng hợp về phong cách cũng nhan nhản khắp nơi. Nhiều người đã đọc 1984 hoặc xem bộ phim này. Hơn thế, những người thật sự say mê máy vi tính đã liên tưởng tới IBM, một công ty thường được gọi là Big Blue vì màu sắc đồng phục nhân viên bán hàng của công ty này.

---o0o---

Trích “Luật Trí Não”

Tác giả: John Medina

Người dịch: Mai Khanh

Nhà xuất bản Thế Giới, 2018

Ảnh: nguồn internet


Bình luận