LÍ DO TUYỆT VỜI CỦA SỰ TRÌ HOÃN

05:00, 31/01/2021 230
LÍ DO TUYỆT VỜI CỦA SỰ TRÌ HOÃN

LÍ DO TUYỆT VỜI CỦA SỰ TRÌ HOÃN

Tác giả: LIU YONG

Trích: Học Cách Hoàn Thiện Bản Thân; Người dịch: Thanh Uyên; NXB Kim Đồng.

---o0o---

Có một người bạn từng nói với tôi:"Sự trì hoãn là một quá trình tất yếu. Không trì hoãn cũng chưa chắc đã làm được việc!”

Lí luận lệch lạc này của cậu ấy phản ánh tâm thế kì diệu của sự trì hoãn. Những người học tốt nhiều môn, vừa cầu thị lại thông minh tuyệt đỉnh đều có thể trì hoãn, ít nhất trong số các bạn cùng học đại học với tôi, cứ mười người thì có tới sáu người như vậy. Vì bản thân tôi cũng có tật này nên đã từng học khóa “Làm thế nào để khắc phục tình trì hoãn” do một trung tâm mở và đã vỡ lẽ ra một số thứ:

Những người sùng bái chủ nghĩa hoàn mĩ thường trì hoãn. Việc gì họ cũng hao tổn tâm trí để suy nghĩ, đồng thời đặt ra cho mình tiêu chuẩn rất cao. Nhưng vì nghĩ quá nhiều, kế hoạch quá phức tạp nên không thể hành động được.

Những người sợ thất bại cũng rất giống với những người trên. Cảm giác sợ hãi đó khiến họ chần chừ, cuối cùng là dẫn đến thất bại và khiến suy nghĩ kiểu này biến thành thói quen.

Những người có hành vi mang tính ép buộc", như là trước khi ra ngoài liên tục kiểm tra xem có phải mình chưakhóa bình gas hay chưa đóng cửa không. Hành vi này ở độ nghiêm trọng thì trở thành bệnh, càng đến gần deadline thì càng có nhiều chuyện vụn vặt nảy sinh khiến cho họ lúc nào cũng bất an.

Còn có một kiểu người rất khó bắt tay vào việc, nhưng một khi bắt đầu thì không dừng lại được. Cho dù họ biết những việc này làm lỡ mất hành trình phía sau nhưng vẫn không thể tự dứt ra được.

Ba nói: “Đừng trì hoãn! Hãy lập tức hành động!” Thực ra trong đầu những người thích trì hoãn đều biết rằng trì hoãn là không nên, nhưng họ vẫn chẳng thể thay đổi được.

Thực ra cách tốt nhất chính là chúng ta cần phải thuyết phục bản thân mình trước: “Đủ rồi đó! Đừng tiếp tục chây ì nữa! Mau mau hành động thôi!” mới có thể khiến cho bản thân không trì hoãn nữa mà đuổi kịp tiến độ.

Vì thế tính trì hoãn khác với tính lười biếng hoặc ỷ lại.

CTV: Thành Nhân


Bình luận