CHỌN CÁCH ĐỌC NÀO?

CHỌN CÁCH ĐỌC NÀO?

CHỌN CÁCH ĐỌC NÀO?

Tác giả: ATSUSHI INNAMI

Trích: Đọc Nhanh, Hiểu Sâu, Nhớ Lâu Trọn Đời; Chi Anh dịch; NXB Công Thương.

---o0o---

Có hai cách cho chúng ta lựa chọn.

Hoặc là mặc kệ bản thân ngày càng ít đọc sách hơn, hoặc tiếp thu cách đọc mới và lại nuôi dưỡng cuộc đời bằng hương vị của sách.

Tôi hoàn toàn không thấy có vấn đề gì nếu bạn chọn cách thứ nhất. Nói gì thì nói, không có những chuyện vĩ đại lớn lao như “tôi đọc sách là để áp dụng những bài học trong sách, để sống hết mình với hiện tại” hoặc “đọc sách chính là chìa khóa vàng để trở thành người có năng lực”, tôi biết có rất nhiều người vẫn sống một cuộc đời vui vẻ dù chẳng mấy coi trọng sách.

Tuy nhiên, ít nhất thì cá nhân tôi vẫn nghĩ rằng, “sống và đọc sách” rõ ràng vui hơn “sống mà không đọc sách” rất nhiều.

Ví dụ như hiện tại tôi đang đọc một năm chừng 700 cuốn sách. Nếu tiếp tục duy trì hoạt động này trong 10 năm thì số sách tôi đọc được sẽ lên đến 7000 cuốn. Những tinh hoa của 7000 cuốn sách ấy đang chảy ở trong đầu mình, điều này có đem lại cho bạn cảm giác háo hức không?

Tôi viết cuốn sách này cho những người đang có tâm trạng như vậy.

Chúng ta sẽ không bàn tới việc đọc sách giúp cho chúng ta thông minh hơn, làm việc tốt hơn hoặc có thể trở thành người giàu có...

Cuốn sách này sẽ cung cấp những phương pháp hữu ích cho những người cảm nhận được niềm vui nguyên sơ khi đọc sách nhưng lại đang phiền muộn vì số lượng sách đọc được ngày càng ít và tốc độ đọc ngày càng giảm.

Một người đọc một trang sách mất khoảng năm phút như tôi mà còn có thể cải thiện được tốc độ đọc của mình thì bất cứ người đọc sách chậm nào cũng có thể làm được.

Chướng ngại vật không phải là “tốc độ đọc chậm” mà chính là “ám ảnh đọc kỹ”. Đây chính là tư duy đọc sách căn bản.

Đây có lẽ là cảm giác chung của những người có thói quen đọc nhiều sách. Cả với những người luôn cảm thấy “mình là một người đọc sách chậm” tôi cũng mong muốn trước tiên bạn hãy từ bỏ ám ảnh đọc kỹ đi.

 Nguyên nhân của việc đọc sách chậm không nằm ở năng lực mà nằm ở việc bạn có nắm được cách đọc sách hay không.

Không có người có thể đọc sách nhanh” và “người chỉ có thể đọc sách chậm”.

Chỉ có người thoát được khỏi ám ảnh đọc kỹ và “người chưa nắm được cách đọc sách” mà thôi.

Điều quan trọng nhất là kết quả. Sau khi đọc xong, kiến thức từ sách, dù chỉ một chút ít thôi cũng được, có đọng lại trong đầu bạn hay không. Chỉ cần ấn tượng với một điều gì đó trong cuốn sách thì việc đọc của bạn cũng đã được coi là thành công rồi. Đừng quá cố gắng bắt mình phải nhớ cho bằng hết nội dung sách.

CTV: Yến Nhi


Bình luận