DŨNG CẢM GIÀNH LẤY NHỮNG THỨ MÀ MÌNH YÊU THÍCH

DŨNG CẢM GIÀNH LẤY NHỮNG THỨ MÀ MÌNH YÊU THÍCH

DŨNG CẢM GIÀNH LẤY NHỮNG THỨ MÀ MÌNH YÊU THÍCH

Tác giả: Trần Hân

Trích: Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Mỹ; Người dịch: Thanh Nhã; NXB Phụ Nữ.

---o0o---

Ngày chủ nhật, ba đứa trẻ nhà Lawrence đều ở nhà nghỉ ngơi Bống tiếng mẹ vọng dưới lầu lên: “Cha về rồi các con yêu! Còn mang cả quà nữa nhé”. Nghe thấy thế, các bé đều vội vã chạy xuống, ôm hôn người cha mới đi công tác về.

Vivian - 9 tuổi, là chị cả trong nhà tò mò hỏi: “Đây là quà phải không cha?”. Cô bé và hai em trai vội vàng mở gói quà, bên trong chỉ có một chiếc xe ô tô điều khiển từ xa rất đẹp. Edward - cậu bé 6 tuổi thốt lên: “Đẹp quá!”. Cậu em út trong nhà, Bill mới chỉ có 3 tuổi vội vàng nhìn cha và hỏi: “Con có thể chơi chiếc xe này trước được không?”. Lúc đó, cả ba đứa trẻ đều hướng về cha bằng ánh mắt đầy hy vọng.

“Điều này…” - người cha phân vân một lúc sau đó bởi Vivian và Edward: “Nếu cha cho Bill chơi trước các con có đồng ý không?”. Hai đứa trẻ đồng thanh trả lời: “Đương nhiên là không thưa cha! Thật không công bằng!”. Nghe thấy vậy, người cha liền đưa ra một ý: “Vì chỉ có một chiếc xe, mỗi lần chơi chỉ chơi được một người Do vậy, để công bằng, chúng ta hãy thi đấu. để quyết định nhé”, các bé cùng đồng ý khi nghe ý kiến của cha. Sau đó, cha dẫn các bé đến phòng ăn, chỉ vào 3 chiếc ghế đặt cạnh bàn nói: “Những chiếc ghế này đều bẩn rồi, bây giờ các con mỗi người lau một ghế, đi lau ghế nhanh nhất, sạch nhất thì có thể chơi ô tô trước, và được chơi cho đến giờ ăn tối”.

Ba bé lập tức chuẩn bị giẻ lau, xô chậu, khẩu lệnh của cha vừa dứt thì ba bé vội vã bắt tay vào làm việc. Bill còn quá nhỏ, dường như chẳng biết làm gì cậu bé đã đánh đổ xô nước lại còn làm ướt váu của chị Vivian. Nhưng ba chị em đều chăm chú lau ghế của mình. Một lúc sau, Edward thích thú gọi lớn: “Con lau xong rồi cha ơi! Con lau xong đầu tiên”. Người cha cầm một tờ khăn giấy trắng lau lại một lần ghế của Edward, khăn giấu vẫn giữ nguyên độ trắng ban đầu, liền khen ngợi: “Làm tốt lắm Edward! Bây giờ cha tuyên bố, Edward là người được chơi đầu tiên. Vivian, Bill các con đồng ý không?”

“Đồng ý ạ!”, tuy nét mặt hai đứa trẻ không được vui nhưng hoàn toàn đồng ý với kết quả này. Lúc đó, người vui nhất chính là Clard, cuối cùng cậu cũng giành được thứ mình thích.

Đây là cảnh tượng thường thấy trong các gia đình ở Mỹ. Các bị sẽ cạnh tranh công bằng để giành được thứ mà mình yêu thích. Có thể bạn sẽ thắc mắc: “Cuộc thi này không có công bằng? Ba đứa trẻ có khoảng cách khá lớn về tuổi tác, bé 3 tuổi không thể nào so bì được với các bé 6 và 9 tuổi. Tại sao không cho bé nhỏ tuổi nhất chơi trước?”, nhưng ở Mỹ, các bậc phụ huynh lại không nghĩ như vậy, trong suy nghĩ của họ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với cha mẹ đều bình đẳng, không có quan niệm ai lớn, ai nhỏ. Hơn nữa, họ không bao giờ coi thường khả năng của bé nhỏ tuổi nhất, họ cho rằng không thể dự đoán được khả năng tiềm ẩn của trẻ, mỗi người đều có quyền lợi và năng lực để giành lấy những thứ mà mình yêu thích.

Xã hội Mỹ lấy năng lực tự do cạnh tranh làm hạt nhân, ai có năng lực giỏi người đó có thể dẫn đầu, nếu không sẽ ở vị trí cuối cùng trong xã hội. Giữa người với người không có sự phân biệt về tuổi tác, dân tộc, giới tính mà chỉ có năng lực là tiêu chuẩn đánh giá duy nhất. Nếu không tranh đấu thì sẽ đánh mất cơ hội thành công của bản thân mình, thậm chí đưa mình rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Do vậy, ở Mỹ, cha mẹ đều khuyến khích các bé dũng cảm giành những thứ mà mình yêu thích. Như vậy, bé vừa có thể nắm bắt thời cơ, vừa có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, đặt nền móng vững chắc cho tinh thần độc lập, tự chủ của mình. Chúng ta cùng xem cha mẹ người Mỹ bồi dưỡng phẩm chất này cho con bằng cách nào nhé!

Thi đấu là hình thức quyết định công bằng nhất

Muốn giành được thứ mình yêu thích thì phải học cách cạnh tranh. Ở Mỹ, cha mẹ cho rằng, thi đấu chính là hình thức công bằng nhất. Giống như trong ví dụ trên, các bé quyết định người được chơi ô tô đầu tiên là nhờ vào thi đấu. Các gia đình ở Mỹ thường xuyên diễn ra những cuộc thi đấu như thế, khi giữa bọn trẻ xảy ra cạnh tranh vì một thứ gì đó, cha mẹ sẽ dùng việc thi đấu để quyết định, người chiến thắng sẽ đạt được thứ mà mình muốn, còn người thua cuộc cũng sẽ phải “tâm phục khẩu phục”. Cho dù là cạnh tranh giữa cha mẹ và con cái, cha mẹ cũng sẽ không dễ dàng nhường các bé, còn con trẻ cũng sẽ cố gắng hết sức để đấu tranh, giành giật với cha mẹ. Đương nhiên, cha mẹ đặt ra các quy tắc của cuộc thi sẽ dựa vào khả năng thực tế của con, cùng con , thống nhất quy tắc. Bằng cách giáo dục đó, cha mẹ vừa xây dựng cho bé quan niệm công bằng, vừa nâng cao khả năng cạnh tranh cho bé.

Cố gắng hết mình trong quá trình cạnh tranh

Khi con gặp được những gì mà mình yêu thích nhưng lại nảy sinh sự cạnh tranh, cha mẹ Mỹ sẽ hết mình cổ vũ con dùng cảm giành lấy, cho dù là món đồ chơi ưa thích khi nhỏ, hay trường học ưa thích, người thầm thương trộm nhớ khi con lớn lên. Người Mỹ thường nói với con: “Chỉ người giỏi nhất mới được ngôi sao may mắn chiếu rọi”. Điều này cần trẻ phải nỗ lực, cố gắng hết mình mới có thể đạt được. Cạnh tranh chính là bản sắc của một xã hội phát triển, nếu bé muốn có được những thứ mà mình yêu thích thì phải cố gắng hết mình, không ngừng nâng cao khả năng của bản thân, như thế mới có thể chiếm thế thượng phong. Người Mỹ thường không thỏa mãn nhu cầu của con cái một cách dễ dàng, họ sẽ chỉ cho con thấy sự tàn khốc của cạnh tranh ngay từ khi các bé còn nhỏ, để bé thấy mối liên hệ giữa sự nỗ lực và kết quả đạt được, từ đó giúp bé không ngừng rèn luyện và nâng cao khả năng của bản thân.

Xã hội là môi trường sinh tồn cuối cùng của con trẻ, khi con bước ra ngoài xã hội cũng là lúc phải đối mặt với cạnh tranh tàn khốc. Nếu bé không dám tranh giành thứ mà mình muốn thì bé khó mà trưởng thành và thành công được. Do vậy, nếu muốn con hạnh phúc thì cha mẹ phải giúp con hiểu ý nghĩa của việc cạnh tranh ngay từ khi con còn nhỏ, cổ vũ bé tranh giành những thứ mà mình yêu thích dựa vào chính sự nỗ lực của bản thân. Chỉ có những đứa trẻ hiểu thế nào là cạnh tranh và hành động vì những điều mình muốn mới có thể tiến xa hơn trên đường đời.

CTV: Đăng Khoa


Bình luận