LUYỆN TẬP TẠO NÊN HOÀN HẢO

LUYỆN TẬP TẠO NÊN HOÀN HẢO

LUYỆN TẬP TẠO NÊN HOÀN HẢO

Tác giả: Trần Đình Hoành

Trích: Tư Duy Tích Cực

---o0o---

Chào các bạn,

Bí mật để thuần thục một kỹ năng, một nghệ thuật, nằm trong câu này, “Practice makes perfect – Luyện tập tạo nên hoàn hảo.” Và nếu rút gọn lại một chữ cho dễ nhớ, thì chữ đó là “practice.” Muốn thắng Olympic thì practice, practice và practice. Muốn thi đỗ thì practice, practice và practice. Muốn thành công thì practice, practice và practice.

Vậy thì practice là gì?

Practice là thực tập, luyện tập, thực hành.

Practice thế nào thì chưa cần biết, nhưng điều rất rõ là practice không có nghĩa là lý thuyết.

Practice cũng không có nghĩa là study. Study là học. Nhưng người ta có khi học lý thuyết, có khi học thực hành. Practice là thực hành. Người ta không nói “study makes perfect”, mà người ta nói “Practice makes perfect.” Practice cũng không có nghĩa là study. Study là học. Nhưng người ta có khi học lý thuyết, có khi học thực hành. Practice là thực hành. Người ta không nói “study makes perfect”, mà người ta nói “Practice makes perfect.”

Mà practice thì chẳng có gì hấp dẫn hết. Biểu diễn thì hấp dẫn. Nhạc sĩ trình diễn một bản nhạc trong nhà hát thì rất hấp dẫn. Võ sư biểu diễn nhào lộn đánh cướp thì rất hấp dẫn. Nhưng tập nhạc hay tập võ chẳng có gì hấp dẫn hết.

Các bạn đã nghe ai tập piano đồ rê mi fa sol la si đô si la sol fa mi rê đồ… chưa? Nếu trong nhà có người học piano mà bạn chưa phải vào bệnh viện thần kinh vì điên cái đầu, thì bạn công lực cũng thâm hậu lắm. Học võ cũng vậy, vào võ đường thì thấy, đấm 100 cái tay phải, 100 cái tay trái, đá 100 cái chân phải, 100 cái chân trái. Ngày nào cũng vậy, mệt gần chết, mà xem ra chẳng có gì hấp dẫn như là anh hùng dùng song long phi cước hạ thủ gian hùng cứu nạn mỹ nhân cả.

Thực tập luôn luôn chán phèo, mệt mỏi, âm thầm, không màu mè, không vinh quang, không hấp dẫn… Sự thật “đen tối” của cuộc đời là thế. Đó là cuộc đời thật của các đại sư phụ và đại sư mẫu trong tất cả các ngành nghệ thuật. Ngay cả sau khi đã nức tiếng giang hồ, lên TV báo chí ì đùng, thì cuộc đời thực tập chán phèo đó vẫn là cuộc đời chính. Một năm may ra lên TV hào nhoáng một hai lần, một lần vài tiếng đồng hồ. Còn phần lớn cuộc đời còn lại là luyện tập, luyện tập, và luyện tập. Trong âm thầm.

Luyện tập thì chẳng có gì phức tạp, mới mẻ, và cao siêu cả. Thực tập chỉ là lập đi lập lại một chiêu thức hàng chục hàng trăm lần một ngày, ngày này qua tháng nọ, cả đời, từ khi chưa thuần thục cho đến khi khá thuần thục, không bao giờ ngưng. Nếu ngưng là không những không đi lên, mà còn đi xuống.

Cho nên chúng ta không thể tư duy tích cực chỉ bằng cách đọc tư duy tích cực, không thể thành thật chỉ bằng đọc về thành thật, không thể khiêm tốn chỉ bằng đọc về khiêm tốn, không thế sáng tạo chỉ bằng đọc về sáng tạo, không thể đắc nhân tâm chỉ bằng đọc về đắc nhân tâm.

Muốn được điều gì chúng ta chỉ có một cách, không có con đường thứ hai—thực tập, thực tập, và thực tập mỗi ngày.

Cho nên các bạn muốn được bình tâm, muốn có can đảm, muốn được yêu đời, muốn thắng sợ hãi… thì chỉ có một cách là thực hành các đức tính đó mỗi ngày. Muốn can đảm tốt như hàng sư phụ, thì tập can đảm mỗi ngày—nghĩa là hành động quả cảm, dù trong lòng thì rất run. Muốn yêu đời như hàng sư mẫu, thì tập yêu đời, cười vui với bè bạn mỗi ngày, dù mới “được” nàng nói “yêu anh nhưng không yêu mãi mãi.” Muốn học khiêm tốn thì khi được bạn chê là dốt, tập nuốt nước bọt mỉm cười.

Vấn đề trong các kỹ năng sống là, không phải chúng ta không biết, nhưng chúng ta không kiên tâm thực hành. Nói chung thì tất cả chúng ta đã biết tất cả những điều cần biết. Nhưng có người thực tập, có người không. Nhiều người tìm đọc đủ mọi sách phát triển nhân cách, học làm người, đắc nhân tâm, nghệ thuật nói chuyện, nghệ thuật chinh phục… cả đời, nhưng không thực tập hàng ngày nghiêm chỉnh. (Dĩ nhiên là đọc sách kỹ năng sống hàng ngày cũng tốt. Đó là nhắc nhở hàng ngày, ảnh hưởng như tự kỷ ám thị. Nhưng nếu đọc không mà không hành, thì không được rồi).

Tệ hơn nữa, nhiều người không những không thực tập các đức tính tốt, lại xúm nhau hạ chuNn tư cách xuống. Tôi không rờ đến được chuNn vì chuNn quá cao so với tôi, thế thì tôi kéo chuNn xuống thấp. Thế là chúng ta có văn hóa “nói dối là hiểu đời”, “đút tiền dưới gầm bàn là khôn ngoan”, “ai chết mặc ai, khôn thì cứ ngậm miệng”…

Rất may là thế giới con người không đi theo hướng đó. Vì nói gì thì nói, người thành thật vẫn được người ta tin hơn và muốn làm ăn chung hơn, người can đảm thì có bạn trung thành hơn kẻ bỏ bạn mà chạy… Nghĩa là, những người thành thật và can đảm thì vẫn có cơ hội thành công cao hơn. Tức là, những thực tập gian khổ , một lúc nào đó, không chóng thì chầy, sẽ mang lại phần thưởng cho chúng ta.

Chúc các bạn một ngày vui.

CTV: Công Hiếu


Bình luận