NGƯỜI ĐỌC SÁCH CHẬM LÀ NGƯỜI CHƯA VỨT BỎ HẾT “SỰ NGHIÊM TÚC” ĐỐI VỚI SÁCH

NGƯỜI ĐỌC SÁCH CHẬM LÀ NGƯỜI CHƯA VỨT BỎ HẾT “SỰ NGHIÊM TÚC” ĐỐI VỚI SÁCH

NGƯỜI ĐỌC SÁCH CHẬM LÀ NGƯỜI CHƯA VỨT BỎ HẾT “SỰ NGHIÊM TÚC” ĐỐI VỚI SÁCH

Tác giả: ATSUSHI INNAMI

Trích: Đọc Nhanh, Hiểu Sâu, Nhớ Lâu Trọn Đời; Chi Anh dịch; NXB Công Thương.

---o0o---

Khởi nguồn của “ám ảnh đọc kỹ” có lẽ nằm ở giáo dục trong trường học.

Cách giáo dục theo kiểu “đọc kỹ để hiểu điều tác giả muốn nói” hoặc “khoanh vào đáp án đúng phương án diễn tả cảm xúc của nhân vật chính”, về việc “giới trẻ đọc từng câu từng chữ để hiểu cho đúng và in nội dung vào trong đầu” đã vô hình trung trở thành luật bất thành văn.

Vì một lý do nào đó, có những cá nhân có thể tách ra khỏi “ám ảnh” đọc sách kiểu này (hoặc có những người ngay từ đầu đã không gặp phải) và họ đều đang đọc sách theo cách của riêng mình với một tâm thế còn “không nghiêm túc” hơn nữa.

Mặt khác, những người bắt buộc phải đọc sách thật kỹ giống như một học sinh chăm chỉ luôn sẵn sàng với cuốn vở và cây bút trong tay, ghi chép lại mọi lời giáo viên nói, có xu hướng ghi nhớ miệt mài mọi nội dung trong cuốn sách vào đầu.

Vậy nhưng, những nỗ lực ấy có mang lại kết quả không?

Có cần phải suy nghĩ về việc đọc sách một cách nặng nề như thế không?

Hơn nữa, thời đại kỹ thuật số thay đổi chóng mặt khiến “cách đọc” và “cách nghe” của chúng ta cũng biến đổi theo. Việc vẫn trung thành với cách đọc sách cổ xưa có vẻ như không dễ chút nào khi chúng ta đã quen với cách đọc những tin thời sự nóng hổi hay mạng xã hội.

Liệu có phải những người càng quá nghiêm túc với sách sẽ càng khó đọc sách?

CTV: Yến Nhi


Bình luận