BÍ MẬT CỦA TRÍ TƯỞNG TƯỢNG

05:10, 29/04/2022 157
BÍ MẬT CỦA TRÍ TƯỞNG TƯỢNG

BÍ MẬT CỦA TRÍ TƯỞNG TƯỢNG

Tác giả: JONATHAN HANCOCK

Trích: Bí Quyết Học Nhanh Nhớ Lâu; Đức Nhật dịch; NXB Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, First News.

---o0o---

  Thật đáng tiếc khi chương trình giáo dục hiện đại thường chỉ đề cao và chú trọng phát triển những kỹ năng của não trái. Điều này vô tình khiến người dạy lẫn người học xem nhẹ trí tưởng tượng trong học tập. Bạn hãy thử nhớ lại thuở ấu thơ - có phải khi đó, óc tưởng tượng của chúng ta góp mặt trong mọi hoạt động từ chơi đùa, lắng nghe và tiếp nhận thông tin? Ấy vậy mà khi lớn lên, chúng ta lại để cho trí tưởng tượng của mình ngày càng bị lấn át bởi tính “thực tế", nhất là trong học tập. Cách chúng ta được dạy dỗ, cách tổ chức lớp học và các môn học, cách suy nghĩ và tiếp thu – liệu có yếu tố nào mang tính khuyến khích trí tưởng tượng chăng? Bạn có nhận ra là sự khác biệt một trời một vực giữa những quyển giáo trình đại học dày cộm với các quyển sách cho thiếu nhi đầy cuốn hút và kích thích trí tò mò? Bản thân bất cứ môn học nào cũng có thể thú vị, tùy thuộc vào cách chúng ta tiếp cận, có sáng tạo và gây hứng thú hay không; nếu không, việc học của bạn sẽ đó nên hết sức chật vật trong quá trình học hỏi và tiếp thu kiến thức

  Ngược lại, nếu biết ứng dụng khả năng tưởng tượng vào việc học tập, bạn sẽ có thể khai thác triệt để sức mạnh của cả hai bán cầu não: hình ảnh và câu chuyện, ngẫu hứng và logic, ảo mộng và thực tế,... để tạo ra những kết quả xuất sắc. Bí quyết này đã được người Hy Lạp và La Mã cổ đại vận dụng từ lâu để xây dựng văn minh Hy-La cực thịnh thời bấy giờ, và giờ đây bí mật ấy đã có trong tay bạn, chỉ còn chờ được bạn sử dụng!

Có thể bạn không tin điều này, nhưng sự thật là bạn vốn dĩ đã có một lí tưởng tượng vô cùng phong phú. Hàng đêm bạn đều sáng tạo nên những giấc mơ ngoạn mục, và lúc tỉnh giấc bạn thường sẽ ứng dụng những chi tiết mơ mộng đó để thể hiện khiếu nghệ thuật của mình, tìm ra lời giải thông minh cho những câu đố mẹo, chìm đắm suy tư khi đọc một quyển sách, ngộ ra sự khôi hài trong câu chuyện tiếu lâm hay nhìn thấy truớc các viễn cảnh tương lai. Không chỉ thế, với tri tưởng tượng bạn sẽ có thể mường tượng không khí lớp học chỉ qua lời mô tả của bạn bè, bạn sẽ có thể hình dung được bối cảnh hay hình ảnh người mà mình đang “tám” qua điện thoại, hay phác họa cả một bộ phim trong dầu qua câu chuyện vừa nghe trên radio… Và như thế, trí tưởng tượng của bạn hoạt động mọi lúc hãy nghĩ xem liệu bạn có thể kích hoạt trí tưởng tượng theo ý muốn của mình và áp dụng vào việc học – nhất là những món vốn dĩ khô khan, khó nuốt? Bạn đã sẵn sàng mở tung cánh cửa sáng tạo của mình chưa?

CTV: Quốc Khánh


Bình luận