NÓ CÓ HỮU ÍCH KHÔNG

18:43, 15/11/2022 138
NÓ CÓ HỮU ÍCH KHÔNG

NÓ CÓ HỮU ÍCH KHÔNG

Tác giả: Susan Kaiser Greenland & Annaka Harris

Trích: 50 Trò Chơi Cho Đời Thảnh Thơi; Khánh Trang dịch; NXB Lao Động

---o0o---

Trẻ nhỏ có rất nhiều thói quen. Có thói quen bằng hành động (bấm đốt ngón tay, xoắn tóc), có thói quen bằng lời nói (thường sử dụng một số từ/ cụm từ nhất định) và có thói quen bằng tâm lý (lo lắng, mơ mộng, phán xét, phân tích thái quá). Thói quen hoạt động tự động, và do cách liên kết trong não bộ, việc lặp đi lặp lại một thói quen càng củng cố các dây thần kinh liên quan đến nó, khiến việc từ bỏ thói quen càng trở nên khó khăn hơn nữa. Trong phần Tập trung, trẻ đã học được rằng khi các nơ-ron được kích hoạt cùng nhau, chúng sẽ liên kết với nhau – nói cách khác, trẻ càng hoạt động một mạng lưới nơ-ron cụ thể, thì mạng lưới đó càng thay đổi và tác động càng lớn. Hãy hình dung bạn đang đi dạo trong công viên và gặp con bãi cỏ mọc cao, ở giữa là một con đường mòn. Cách nhanh và dễ dàng nhất để đi qua bãi cỏ đó là gì? Dĩ nhiên là đi theo con đường mòn đó rồi, và đây cũng là điều mà trẻ sẽ làm.

Não bộ cũng được hình thành bởi những con đường mòn nơ-ron hệt như vậy. Cả hai loại đường mòn này đều được hình thành rõ nét hơn thông qua việc sử dụng lặp đi lặp lại. Những con đường mòn nơ-ron được xây dựng một phần dựa trên di truyền, nhưng chúng cũng được định hình qua những gì trẻ nói, làm, suy nghĩ, cũng như những trải nghiệm sống của trẻ. Càng đi nhiều trên những con đường mòn này – thông qua ý nghĩ, lời nói và hành động - hoạt động trong não trẻ càng tự động hướng theo những con đường đó. Đó là cách thức hình thành thói quen cho những lối suy nghĩ, ăn nói và hành động cụ thể. Thói quen càng sâu đậm, các con đường mòn nơ-ron liên quan đến nó càng rõ nét hơn, và những nỗ lực cũng như quyết tâm để phá bỏ nó càng phải mạnh mẽ hơn. Sau đây là một ví dụ: Nếu việc đầu tiên mà trẻ làm sau khi tỉnh dậy là vào mạng xã hội, thì hành động này sẽ nhanh chóng trở thành phản ứng mặc định, tự động của trẻ vào mỗi buổi sáng. Dù trẻ nói: “Có lẽ con không nên làm việc đó bằng sáng nữa, nhưng ý thức của trẻ sẽ không đủ mạnh để vượt qua cám dỗ này. Bản thân động lực là chưa đủ. Để phá bỏ thói quen này cần đến sự kết hợp giữa động lực và hành động lặp đi lặp lại.

Về nhóm phẩm chất của con người gọi là “tính cách cá nhân”, hành động là phương tiện thúc đẩy sự phát triển của nó, và nhận thức chính là điểm khởi đầu. Trước tiên, trẻ xác định những phẩm chất mà chủng muốn có, tiếp đó phát triển các phẩm chất này thông qua hành động lặp đi lặp lại, nhất quản với động lực của chúng. Tuy nhiên, đây mới chính là điểm khó khăn của cả việc hình thành lẫn phá bỏ thói quen. Trẻ có những thói quen mà chứng nhận thức được, và cả những thói quen chúng không nhận thức được. Dù trẻ mong xây dựng những phẩm chất tích cực, nhưng khi không nhận thức được về những phẩm chất tiêu cực ở bản thân, chúng có thể lại vô tình củng cố thêm cho những phẩm chất tiêu cực đó. Việc thay đổi những thói quen không nhận thức được càng trở nên khó khăn hơn khi mà các hành động củng cố thêm cho chúng lại đến dễ dàng, vì những con đường mòn nơ-ron dẫn tới các hành động đó đã được thiết lập  chắc chắn rồi. Đó là lý do tại sao trẻ lại không nhận. ra rằng chúng đang đi nhầm đường. Tuy vậy, điều đó cũng không sao cả, ban đầu, mục tiêu của chúng chỉ đơn giản là nhận thức được các thói quen và động lực của mình.

Sự chú ý chánh niệm là một công cụ đắc lực để nhận biết các thói quen theo cách tương tự như cách các chương trình phần mềm tiện ích tìm kiếm những sự cố trong máy tính. Có thể ví não bộ như một ổ cứng máy tính, nơi tự động lưu trữ thông tin về thế giới bên trong và bên ngoài của trẻ. Những dữ liệu không cần thiết trên ổ cứng có thể gây ra sự cố khiến máy tính chạy chậm lại. Các chương trình tiện ích xử lý vấn đề này bằng cách định kỳ rà soát các sự cố và khắc phục chủng. Tương tự như vậy, trẻ có thể hướng sự chú ý chánh niệm vào tìm kiếm những thói quen trong tâm trí và cơ thể mình. Tuy nhiên, khác với các chương trình phần mềm, sự chú ý chánh niệm không thể phân biệt được đâu là thói quen tốt, đâu là sự cố, và cũng không thể tự mình phá bỏ một thói quen xấu.

Để hình thành thói quen tốt hay phá bỏ thói quen xấu, trẻ cần đến sự nhận thức. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của từ nhận thức trong bối cảnh này, có lẽ chúng ta nên tìm hiểu một chút về nghiệp - karma, một từ tiếng Sanskrit có nguồn gốc từ đạo Phật và đạo Hindu, có nghĩa là “nhân quả.” Trong văn hóa đại chúng, từ nghiệp thường bị dùng sai, thành ra mang nghĩa “tiền định”, trong khi định nghĩa chính xác hơn của từ này là “các hành động đều có hệ quả”. Hành động ở đây bao gồm những gì trẻ nói, làm và suy nghĩ. Mọi hành động, dù nhỏ, đều có hệ quả. Trẻ phân biệt hành động xấu và tốt bằng cách cân nhắc động lực của chúng cùng với nguyên nhân và hệ quả. Nhận thức, động lực và nhân quả là ba yếu tố chính trong một nhãn quan thông thái và giàu lòng trắc ẩn mà chúng ta đang cùng nhau khám phá trong cuốn sách này.

Trò chơi tiếp theo đưa ra cho trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên một loạt những câu hỏi để chúng có thể phân biệt hiệu một thói quen, phản ứng trước một tình huống khó khăn, hay bất kỳ điều gì chúng có thể nói hay làm, là thông thái hay không. Khi làm việc với các gia đình, tôi thay từ thông thái bằng từ hữu ích và định nghĩa của nó rõ ràng và hầu hết trẻ nhỏ đều hiểu từ này. Tôi quyết định chọn từ này khi có lần được nghe Gay MacDonald, Giám đốc các trung tâm chăm sóc trẻ nhỏ của UCLA khi đó, hỏi chuyện một em nhỏ 4 tuổi đang chơi trò đóng vai trên sân rằng liệu những gì em đang làm có hữu ích hay không. Cuộc trao đổi chớp nhoáng đó giống như một bài học về cách dạy trẻ nhận thức vậy. Do tính trung lập và sự thiếu vắng những yếu tố xúc tác về mặt cảm xúc, từ hữu ích thực ra là vô cùng hữu ích khi chúng ta chia sẻ về chánh niệm với trẻ lớn, trẻ vị thành niên và cả các bậc phụ huynh nữa. Khi giới thiệu loạt câu hỏi trong trò chơi Nó có hữu ích không, tôi không có ý nói rằng hễ khi nào định nói hay làm gì, trẻ phải dừng lại, suy ngẫm và trả lời một loạt câu hỏi; chỉ nên làm điều này khi trẻ đang đối mặt với một tình huống phức tạp, cần đến sự suy ngẫm trước khi đưa ra phản ứng.

CTV: Đăng Khoa


Bình luận