BỐN YÊU TỐ GIÁO DỤC ĐỂ THIẾT LẬP VÀ PHÁT TRIỂN MỘT CON NGƯỜI TOÀN DIỆN

BỐN YÊU TỐ GIÁO DỤC ĐỂ THIẾT LẬP VÀ PHÁT TRIỂN MỘT CON NGƯỜI TOÀN DIỆN

BỐN YÊU TỐ GIÁO DỤC ĐỂ THIẾT LẬP VÀ PHÁT TRIỂN MỘT CON NGƯỜI TOÀN DIỆN

 

Đoạn trích sau đây trong một bài viết trên website cungsonganvui.org nói về 4 yếu tố để thiết lập và phát triển một con người toàn diện của tác giả Nguyễn Thế Đăng.

 

“1/ Tâm linh: học với một vị thầy tâm linh. Người thiếu niên sẽ thông thạo các kinh điển Ấn Độ giáo và thực hành hàng ngày các nghi lễ của tôn giáo mình. Người Phật giáo thì học ở chùa. Ngày nay người ta còn thấy ở các nước Nam tông như Thái Lan, Campuchia… trước khi người thanh niên đi vào đời sống xã hội và lập gia đình thì phải có một thời gian học tập ở chùa.

Mục đích của việc học tập tâm linh này là để có một mối nối kết với thực thể tối hậu, đây là mục tiêu của cả đời người, xuyên suốt tất cả bốn giai đoạn. Sự nối kết ấy là nghĩa của từ Yoga, trong Phật giáo được dịch là Du già, như trường phái Duy Tâm (Cittamatra) còn được gọi là Du già hành tông (Yogacara). Với Phật giáo, thực thể tối hậu này được gọi bằng danh từ Phật tánh, và mục đích của đời người là thấy và sống trọn vẹn với Phật tánh ấy.

2/ Đạo đức. Đời sống đạo đức là để sống ở đời làm một người tốt và với đạo thì đạo đức là một con đường dẫn đến thực tại tối hậu. Người học tập được dạy phải biết vâng lời, kính trọng, trung thực, dũng cảm, hòa nhã, yêu thương, vị tha…, nghĩa là mọi đức tính của một con người tiến bộ.

3/ Trí tuệ, tức là trí thông minh. Người học tập được dạy các ngành khoa học để phát triển tư duy, các kiến thức để sử dụng trong đời sống cụ thể, các nghề nghiệp. Trí thông minh là một trong hai yếu tố quan trọng theo văn minh Tây phương hiện đại, yếu tố kia là trí thông minh cảm xúc.

4/ Tập luyện thân thể, để khỏe mạnh và có một thân thể có thể sử dụng tốt. Thể thao, cưỡi ngựa, các môn võ, leo núi, băng rừng… Như Phật giáo thường ghép chung thân-tâm, lý tưởng của Hy Lạp cổ là một tinh thần sung mãn trong một thân thể tráng kiện.

Với bốn yếu tố tâm linh, đạo đức, trí tuệ, và thân thể, đây là nền tảng ở giai đoạn đầu tiên trong bốn giai đoạn để làm một con người toàn diện, dù ở trong làn sóng văn minh nông nghiệp đã qua, làn sóng văn minh công nghiệp, và bây giờ là trong làn sóng văn minh hậu công nghiệp, IT.

Nói đến con người toàn diện, chúng ta thấy thời xưa Đức Phật đã được một nền giáo dục như vậy, và ở thời Trần, Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông của Việt Nam cũng được nuôi dưỡng trong một nền giáo dục văn hóa toàn diện như vậy.

Ngày nay Yoga trở thành môn học bắt buộc ở Ấn Độ từ lớp 6 đến lớp 10 cùng với các môn công nghệ thông tin và truyền thông. Thiền, Vipassana và những con đường Đại thừa và Kim cương thừa đang phát triển ở khắp Tây phương, đem lại cho thế giới một sự cân bằng giữa vật chất và tâm linh.

Một bằng chứng cụ thể là nhiều CEO Ấn Độ thành công ở những nước có nền kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới, đó là do nền văn hóa đào tạo con người toàn diện với bốn giai đoạn của Ấn Độ vẫn còn là nền tảng và giá trị cho xã hội Ấn Độ, mặc dầu nền giáo dục độc lập của Ấn Độ chỉ lấy lại độc lập từ giữa thế kỷ 20."


Bình luận