ĐỒNG HÀNH CÙNG CON

05:10, 21/01/2022 187
ĐỒNG HÀNH CÙNG CON

ĐỒNG HÀNH CÙNG CON

Tác giả: NGỌC LINH

Trích: Kỹ Năng Sống Dành Cho Học Sinh – Học Cách Cho Và Nhận, Sự Báo Đáp Bất Ngờ; NXB Thế Giới, Đinh Tị Books.

---o0o---

Nhớ khi tôi còn nhỏ, gia đình rất nghèo khó, cả nhà bảy miệng ăn chỉ biết trông chờ vào đồng lương ít ỏi của cha để sống qua ngày. Tuy vậy, người cha luôn lạc quan của tôi không vì sự nghèo khó của cuộc sống và áp lực nặng nề của công việc mà gục ngã. Trong ấn tượng của tôi, cha luôn giữ một nụ cười tươi trên gương mặt, đội một chiếc mũ có vẻ rất ngộ nghĩnh trên cái đầu hơi hói của mình, trên tay luôn cầm một chiếc ba-toong kiểu dáng rất Tây. Ông nói với chúng tôi rằng ăn mặc như vậy mới có dáng thanh niên trẻ trung. Trên miệng ông lúc nào cũng ngậm một cái tẩu thuốc chạm rồng bằng ngọc - vật bất ly thân của ông. Nghe nói tẩu thuốc đó chính là vật báu gia truyền đã có từ thời Nguyễn của nhà tôi. Cha tôi vô cùng yêu quý nó, ông từng nói với tôi rằng cho dù chúng tôi có nghèo khó đến mức phải đi ăn mày chăng nữa cũng nhất định không thể bán nó.

Tôi là con trai cả nên cha đối với tôi nghiêm khắc L. rất nhiều so với các em. Nhưng ông không bao giờ đánh mắng tôi. Thậm chí có lần, tôi làm lộn xộn đống tài liệu của ông, ông cũng chỉ mỉm cười rồi nói tôi vài câu.

Mỗi lần cha tôi đi làm về đều mang về cho năm anh em chúng tôi một chút quà. Cứ bước vào cửa, cha tôi lại cười sảng khoái, đưa chiếc cặp cho mẹ tôi cất giúp rồi huốt một tiếng sáo vang dài gọi chúng tôi: “Các con ơi! Lại đây, đoán xem hôm nay cha mang gì về cho các con nào?”. Chúng tôi vui mừng reo hò sung sướng, rồi ùa tới trước mặt cha như một bầy ong vỡ tổ để tranh nhận quà. Dường như cha rất thích nhìn thấy bộ dạng tranh giành của anh em tôi nên ông luôn trêu chọc chúng tôi đầy phấn khích. Có lúc, mấy anh em chúng tôi không ai bảo ai đồng loạt làm cho cha ngã ra đất, sau đó giành lấy “chiến lợi phẩm” rồi chạy ra sau nhà chia nhau, mặc cho cha tôi cứ cười ngất. Chính vì vậy, mỗi lần đợi cha đi làm về là niềm vui lớn nhất của chúng tôi.

Nhưng rồi công ty mà cha đang làm việc cắt giảm nhân sự, ông bị thất nghiệp, trong nhà túng thiếu đến nỗi không có cơm ăn, đó cũng là lúc chúng tôi không còn được nhìn thấy nụ cười trên gương mặt ông. Để mượn được tiền, cha tôi phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi. Những sợi tóc bạc trên mái đầu cho ngày càng nhiều hơn, tôi thương cha vô cùng. Tôi quyết định trốn học đến một công xưởng làm công nhân. Hàng ngày, tôi vẫn đeo cặp sách đến trường như mọi khi, đến tối, tôi lê bước một mỏi, toàn thân lấm lem quay trở về nhà. Ngày lĩnh được tháng lương đầu tiên, tôi về nhà trong tâm trạng vô cùng vui sướng. Nhưng vừa bước chân vào đến cửa, tôi thấy pha với nét mặt nghiêm nghị ngồi trên ghế, còn mẹ và các em đang co rúm người nép vào một bên, nhìn chằm chằm tôi bằng ánh mắt đầy e sợ. Cha đi tới hỏi: “Hãy nói cho cho biết hôm nay con đã đi đâu?”.

Trong lòng tôi bỗng cảm thấy hình như có chuyện không hay, lúc đó nhìn lên bàn tôi thấy một lá thư từ cho trường gửi đến.

Trong lúc tôi đang suy nghĩ xem có nên nói cho cha biết hay không thì “bếp” một tiếng, tôi cảm thấy đầu óc choáng váng, mắt hoa lên, đầu óc quay cuồng. “Trời ơi! Ông đang làm cái gì thế hả?” Mẹ chạy lại ôm tôi. Cha quát vào mặt tôi: “Cút! Cút ngay! Cút ra xa khỏi cái  nhà này, ta không cần cái loại phá gia chi tử như mày! Ta khổ sở vất vả nuôi mày ăn học chỉ hy vọng sẽ có một ngày được... nở mày nở mặt. Còn mày lại trốn học, ra ngoài làm chuyện bậy  bạ. Mày... Mày thật sự làm ta quá thất vọng”. Bỗng nhiên tôi cảm thấy rất tủi thân. Tôi nói với cha: “Con không làm bất cứ chuyện gì có lỗi với cha. Con cũng không phải cái loại phá gia chi tử. Con thương cha, con không nỡ nhìn cho ngày càng tiều tụy nên đã ra ngoài làm thuê cho người ta. Con muốn giúp cha gánh vác gia đình. Đây là tháng lương đầu tiên của con”. Tôi vứt tiền ra, những đồng tiền lẻ rơi trên mặt đất. Cha đứng ở đó lặng người đi một hồi lâu, sau đó dần dần bước lại phía tôi, tôi sợ hãi lùi về sau. Đột nhiên cha ôm chặt tôi vào lòng, nói với tôi trong tiếng nấc nghẹn: “Cha xin lỗi! Cha xin lỗi con! Con trai, là cha đã sai, cha không nên đánh con khi chưa hiểu rõ ngọn ngành”.

Nhìn những giọt nước mắt lăn trên má cha, lòng tôi chợt cảm thấy hoang mang…

Hai năm sau, cuối cùng tôi cũng đã đỗ vào đại học với số điểm cao nhất. Ngày hôm ấy, cha cầm giấy báo trúng tuyển trên tay và đã khóc. Cha vừa khóc vừa cười, rồi chạy sang hàng xóm láng giềng, nói với họ một cách rất tự hào: “Các ông các bà xem, con trai tôi đỗ đại học rồi”. Hàng xóm ai cũng chúc mừng cha. Còn tôi được thấy lại nụ cười từ lâu đã tắt trên gương mặt cha.

Thoáng một cái, ngày khai giảng cũng sắp đến, nhưng cùng với niềm vui nhập học là nỗi lo lớn về tiền học phí. Hôm đó, cha tôi đội mưa chạy từ bên ngoài vào, giữ những giọt nước mưa trên người, cười vui vẻ rồi lấy ra một bọc đựng thứ gì đó. Tôi mở ra xem, đó là một bọc tiền, tổng cộng hai triệu. Tôi rất ngạc nhiên vì vào thời điểm đó hai triệu là một khoản tiền rất lớn. “Cha lấy đâu ra số tiền lớn như vậy chứ?” Tôi hỏi. Cha ngập ngừng, úp úp mở mở: “Việc này... Việc này con không cần phải lo, con cứ đi học, đừng làm cho cha con mất mặt là được”. Tôi cầm số tiền trên tay mà trong lòng băn khoăn. Bỗng tôi kinh ngạc kêu lên: “Cha! Cái tẩu thuốc của cha đâu rồi?”. Tôi phát hiện vật báu gia truyền mà cha tôi hằng yêu thích, chiếc tẩu thuốc bằng ngọc từ đời cụ tôi truyền lại, đã không còn trên tay ông nữa. Cha gượng gạo cười, vỗ vai tôi và nói: “Con trai, chỉ là một cái tẩu thuốc nhỏ thì có đáng gì chứ?”. Tôi thấy mắt mình ngân ngấn lệ.

Thời gian dần trôi, nhiều thứ đã thay đổi, tôi cũng đã tốt nghiệp đại học và vào làm việc ở một công ty. Mười năm sau, tôi được thăng chức làm tổng giám đốc công ty, còn cha tôi thì đã bước sang tuổi xế chiều. Vào sinh nhật tuổi tám mươi của cha, tôi dội mưa vội vã trở về nhà, chưa bước vào cửa đã nghe thấy tiếng cười nói vui vẻ của cha. Tôi đẩy cánh cửa quen thuộc bước vào. “A ha! Cả ngày sinh nhật của cha mà con cũng về muộn. Lại đây! Cha phạt con ba chén rượu.” Cha tôi cười nói trong niềm sung sướng hạnh phúc. Tôi chạy lại ôm chầm lấy cha, khẽ nói: “Chúc mừng sinh nhật cha!”. Nói xong, tôi tặng cha một món quà nhỏ bọc bằng giấy màu. “Năm nay con tặng cho cha sự bất ngờ gì đây?” “... Cha cứ mở ra xem đi.” Cha nhìn tôi, vừa cười vừa nói: “Cái thằng bé này, chỉ giỏi vòng vo”. Cha bóc lớp giấy màu rồi từ từ mở chiếc hộp. Tôi hồi hộp chăm chú nhìn cha và thấy đôi tay cho run run, đôi mắt ngấn lệ. Mẹ tôi tò mò nhìn xem: “Trời ơi! Thật là không thể nào! Đây... Đây chẳng phải là chiếc tẩu ngọc của ông sao?”. Cha ngẩng đầu lên rưng rưng nhìn tôi. Bất giác, tôi cũng chợt cảm thấy đôi mắt mình tràn nước. Tôi nói: “Con đã phải tìm chiếc tẩu này suốt năm năm, hôm nay mới tìm lại được. Con xin gửi lại cha. Con cũng muốn nói với cha, con yêu cha nhiều lắm! Cảm ơn tất cả những gì mà cha đã làm cho con”. Cha tôi không nói gì cả, chỉ ôm tôi thật chặt vào lòng, rất lâu, rất lâu...

Bây giờ thì cha tôi đã trở thành người thiên cổ, chiếc tẩu thuốc được truyền lại cho tôi, cùng tôi đồng hành suốt chặng đường còn lại.

Một chiếc tẩu thuốc bằng ngọc thật tinh xảo, quý giá. Nhưng ẩn chứa đằng sau chiếc tẩu đó là một thứ còn quý giá hơn, đó là tình yêu bao la của người cha. Khi cuộc sống gian nan thử thách con, chính cha đã dạy cho con hiểu rằng: Sau lưng con luôn có một ánh mắt cổ vũ của cha, cháy bỏng cùng tình yêu thương con vô bờ bến.

CTV: Mỹ Tiên


Bình luận