LƯU BÁ THỪA BƯỚNG BỈNH

20:38, 13/12/2022 169
LƯU BÁ THỪA BƯỚNG BỈNH

LƯU BÁ THỪA BƯỚNG BỈNH

Tác giả: Trương Cần

Trích: Việc Học  Không Hề Đáng Sợ; Dịch giả: Bích Phương;  NXB Dân Trí.

---o0o---

Cha của Lưu Bá Thừa là Lưu Văn Bính, còn mẹ Lưu Bá Thừa là một người nông dân có tấm lòng nhân hậu, ban ngày làm việc đồng áng, quản lý việc nhà, ban đêm nhận sửa quần áo, cả cuộc đời cần cù chịu khó.

Ngày nhỏ, Lưu Bá Thừa là một cậu bé ham chơi. Ông gan dạ, hiểu động, suốt ngày trèo cây lấy quả và chọc tổ ong. Nhìn con trai nghịch ngợm như vậy, mẹ ông thường than phiền: “Tường cũng bị con đạp bắn thế này! Nhìn xem, trên đó đầy những vết chân của con! Ôi, sao con không biết nghĩ một chút, bao giờ mới chịu nghe lời đây!”. Lời của mẹ, ông nghe như gió thoảng bên tai, ông vẫn tiếp tục leo trèo nghịch ngợm, không ngừng nghỉ chút nào. Cha ông tức giận cho con vào học ở một trường có kỷ luật nghiêm khắc với suy nghĩ sẽ kiềm chế được bản tính bướng bỉnh của con trai. Như vậy, lên năm tuổi, ông bắt đầu học vỡ lòng và sách cổ. Nhưng những kiến thức học được ở trường không thuần phục được đứa trẻ bướng bỉnh như Lưu Bá Thừa. Là chúa nghịch ngợm”, mọi người đều công nhận ông là “đầu sỏ”. Ông thường bày ra những trận chiến tranh bằng đá với đám trẻ con trong làng. Sau mỗi lần như thế, trên người ông lại đầy những vết bầm tím. Mẹ ông thương con đến phát khóc. Một hôm, Lưu Bá Thừa tan học về nhà, mẹ yêu cầu ông đọc lại bài của ngày hôm đó. Vì mẹ không biết chữ nên ông thường đọc bừa một bài lừa mẹ. Nào ngờ, cha ở trong nhà nghe thấy liền tức giận trách mắng: “Nhóc con, con dám lừa không biết chữ, cha nói cho con biết, nhà mình không có nhiều đất đai, chỉ có chiếc bút và nghiên mực, con mà không chăm chỉ học hành thì tương lai con sẽ làm gì?” Mẹ ông nghe vậy mới biết mình bị lửa, nước mắt đầm đìa trông rất thương tâm. Việc này đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn non nớt của Lưu Bá Thừa. Ông cảm thấy buồn vì có lỗi với cha mẹ, ông hứa với cha: “Từ nay về sau, con không dám gây chuyện phá phách nữa, con sẽ chăm chỉ học!”

Từ đó, Lưu Bá Thừa phấn đấu học tập, hàng ngày đều đến lớp sớm nhất và ôn bài. Có khi, học bài đến đêm khuya, sáng dậy muộn, ông vội vàng tới trường và than phiền với cha mẹ rằng không đánh thức mình sớm hơn. Trên lớp, ông không những chăm chú nghe giảng, chăm chỉ suy nghĩ, tập viết và học thuộc bài mà còn tiếp thu được không ít kiến thức ngoài sách giáo khoa. Về sau, ông đã trở thành học sinh giỏi có thành tích xuất sắc, được thầy cô yêu mến, cha mẹ an vui.

Bài học trưởng thành

Tình thương của mẹ luôn vĩ đại, nó có thể khiến một đứa trẻ bướng bỉnh nhận ra sai lầm của mình và sửa chữa. Trong việc nuôi dạy trẻ, bậc cha mẹ không cần phải sử dụng biện pháp cứng rắn, đôi khi cách làm mềm mỏng lại giúp chúng nhận thức được sai lầm và tự tìm cách khắc phục.

CTV: Đăng Khoa


Bình luận