NIỀM TIN

05:00, 18/11/2021 78
NIỀM TIN

NIỀM TIN

Tác giả: BRIAN KLEMMER

Trích: Tinh Thần Samurai Trong Thới Giới Phẳng; Biên dịch: Nguyễn Trung An-Vương Bảo Long; NXB Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.

---o0o---

Bạn có thể bị lừa nếu bạn quá tin tưởng, nhưng bạn sẽ sống trong sự bất ổn thường trực nếu không có đủ niềm tin.

- Dr. Frank Crane

Sự tin cậy có thể duy trì một mối quan hệ vượt qua nhiều thử thách, dù đó là mối quan hệ công việc hay cá nhân. Cụm từ “Tôi tin bạn” mang quyền năng rất lớn khi được sử dụng phù hợp. Tuy nhiên, nhiều người sợ phải nói câu này, do họ không thể tin chính mình hay bất kỳ ai. Có người thậm chí còn không nhìn thấy khía cạnh tích cực của lòng tin. Chiến binh nhân từ có thể tin tưởng bản thân, người khác và đủ tỉnh táo để biết khi nào nên làm như vậy. Nếu bạn muốn trở thành một chiến binh nhân từ và tạo ra một cuộc sống phi thường, bạn phải biết tin tưởng.

Các chiến binh trong lịch sử luôn giữ đúng cam kết cho dù phải đánh đổi bằng mạng sống của chính mình. Không phải họ không yêu quý bản thân, nhưng họ biết đặt lời hứa và nguyên tắc lên trên tất cả. Các chiến binh cam kết bảo vệ danh dự, vốn là trong mười đức tính mà tôi đã nêu trong phần giới thiệu. Nếu một chiến binh bị sát hại vì anh ta bảo vệ nguyên tắc giữ lời hứa thì cái chết của anh ta đáng được tôn vinh. Đối với chiến binh nhân từ, cái chết không phải là điều đáng sợ. Bi kịch lớn nhất của họ là sống một cuộc sống không viên mãn hoặc thiếu nguyên tắc. Những chiến binh trong lịch sử chọn cách tự sát chứ quyết không làm ô danh bản thân hay môn phái.

Tuy nhiên, hầu hết những người bình thường hiện nay đã không còn tôn vinh tư tưởng này. Thậm chí, chúng ta đang sống trong một xã hội có khuynh hướng vận động theo chiều ngược lại. Mục tiêu của tôi, của quyển sách này là thay đổi tư duy phổ biến ấy.

Người bình thường không quan tâm đến việc phải giữ cam kết và giá trị lời nói của họ trở nên rẻ rúng đến mức hầu như ngày nào họ cũng thất hứa. Người bán hàng bình thường sẵn sàng hứa hẹn những điều mà họ không thể thực hiện, nhưng họ vẫn hứa, cốt sao để bán được hàng; những bậc cha mẹ bình thường luôn miệng hứa với con cái rằng họ sẽ dành thời gian chơi với chúng hay đưa chúng đi công viên, và chẳng chút ân hận khi không thực hiện được những lời hứa đó, nhiều người kinh doanh kiểu hộ gia đình đưa ra những lời hứa phi thực tế chỉ nhằm mục đích thu hút khách hàng, và kết quả là uy tín của cả ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khi trể hẹn, người bình thường không xem đó là việc phá vỡ một cam kết. Tỷ lệ ly hôn ở mức rất cao. Các vụ bê bối doanh nghiệp thường xuyên trở thành những tin tức được đăng trên trang nhất. Tình bạn thân thiết lâu năm không còn. Các món nợ cá nhân đẩy nhiều công ty đến bờ vực phá sản. Niềm tin bị xói mòn và người ta sợ phải làm ăn với những người chèo kéo họ. Tất cả đều bắt nguồn từ những cam kết bị phá vỡ. Danh sách này có thể kéo dài vô tận, nhưng tôi nghĩ rằng bạn đã nắm được mấu chốt vấn đề: Cam kết là cơ sở của niềm tin và là nền tảng của mọi mối quan hệ. Phá vỡ cam kết đồng nghĩa với việc hủy hoại niềm tin.

Khi niềm tin mất đi, các mối quan hệ chắc chắn sẽ lung lay, gãy đổ. Hơn thế nữa, khi các cam kết không được tôn trọng, quá trình tương tác trong kinh doanh và những mối liên kết lành mạnh giữa các cá nhân cũng bị đảo lộn. Khi một người không giữ lời hứa, những người khác sẽ không muốn làm ăn hoặc thiết lập mối quan hệ cá nhân với anh ta, người phá vỡ cam kết sẽ bị cô lập. Điều này làm thiệt hại vô khối thời gian và tiền bạc, hủy hoại tình bạn, sức khỏe và hầu như tất cả những gì thực sự có ý nghĩa.

Hãy thôi biện bộ - Chỉ nói và làm

Nhiều người viện ra những cái cớ nực cười để biện hộ cho việc họ không muốn cam kết. Bởi lẽ họ chỉ là những người bình thường, thậm chí tầm thường trong cuộc sống. Cam kết là thực hiện những điều chúng ta hứa sẽ làm. Đơn giản thế thôi. Tuy nhiên, những người bình thường cũng có thể chẳng gặp khó khăn gì khi thực hiện những điều đã hứa - vì họ chẳng bao giờ thực sự hứa hẹn một điều gì! Họ không bao giờ cam kết với chính mình.

Có những người không bao giờ chịu viết ra Những quyết tâm trong năm mới. Tại sao họ lại né tránh? Đó là vì họ đã trót đầu tư vào cái mã đẹp đẽ là “người không phá vỡ bất kì lời hứa nào”. Họ đang sống một cuộc sống dễ dàng và thoải mái. Tuy nhiên, họ phải trả một cái giá rất đắt là không bao giờ được những điều lớn lao. Họ đang từ bỏ những sức mạnh vốn có của mình, bởi không điều gì có thể trở thành hiện thực nếu không có sự cam kết. Đáng buồn là rất nhiều người thích thú với lối sống này.

Bạn có muốn trở thành một chiến binh nhân từ không? Nếu có, bạn phải đưa ra những cam kết lớn lao và quyết tâm giữ đúng những cam kết đó. Cuộc sống dường như tỷ lệ thuận với tầm vóc của các cam kết cũng như khả năng hoàn thành các cam kết đó. Nếu bạn còn băn khoăn liệu mình có thực hiện nổi các cam kết hay không thì hãy vững tin và thực hành theo tôi. Trước tiên, bạn cần nói ra những điều mình dự định làm. Hãy mạnh dạn bày tỏ, dù trong lòng còn chút e ngại, nhưng dù sao bạn cũng nhất định phải nói ra.

Hàng triệu người hạ quyết tâm vào đêm giao thừa rằng sẽ giảm cân, sẽ xây dựng một mối quan hệ mới, hoặc thậm chí tìm một công việc lương cao hơn, nhưng rồi phần lớn trong số đó không tránh khỏi thất bại. Nguyên nhân là vì họ không phải là những chiến binh nhân từ. Chiến binh nhân từ luôn đạt được kết quả mong muốn và tự tạo động lực hướng đến những mục tiêu cao cả hơn. Ngược lại, cảm giác thất vọng luôn xâm chiếm suy nghĩ của những người bình thường mỗi khi họ không thể thực hiện các quyết tâm trong đêm giao thừa.

Hãy mạnh dạn nói ra những điều bạn dự định làm. Đừng sợ hãi hay nghi ngại.

Khi không thể giảm cân, không tìm được người phù hợp, không được thăng chức hoặc tăng lương, người bình thường sẽ dễ dàng chấp nhận thất bại và bỏ cuộc. Thay vì thẳng thắn xem xét nguyên nhân tại sao mình không đạt được mục tiêu (là điều mà chiến binh nhân từ sẽ làm), người bình thường lại dùng những lời sáo rỗng để thanh minh cho thất bại đó. Chắc bạn đã từng nghe không ít lời biện hộ như vậy. Thậm chí chính bạn cũng đôi lần nói ra những câu từ này.

- Thật ra tôi không cần đến những thứ đó.

- Tôi không thích có quá nhiều thứ này.

- Những người muốn có những điều tốt nhất trong cuộc sống chỉ đơn thuần là những người lúc nào cũng nghĩ đến vật chất.

- Chìa khóa đạt đến hạnh phúc là không khát khao điều gì.

- Đó là ý Trời.

- Chúng ta không thể vừa sống giàu tình cảm lại vừa đạt được thành công.

- Người giàu thường tham lam và nhẫn tâm.

Xét cho cùng, đây đều là những lời biện hộ cho việc không đạt được mục tiêu, không thực hiện hóa được ước mơ và khước từ trách nhiệm đối với xã hội. Sự tầm thường là đỉnh cao của tính ích kỷ và những lời biện hộ, suy cho cùng là biểu hiện của sự thiếu trung thực. Chúng là nhử nhìn bị bản thân xem: Đúng là giao thông có tác nghẽn, nhưng lẽ ra bạn có thể thức dậy sớm hơn. Lẽ ra bạn nên nói với mẹ rằng ngay lúc này bạn không có nhiều thời gian trò chuyện bởi bạn đang phải thực hiện một lời cam kết. Có thể sự thật sẽ không dễ dàng được sếp (hoặc chính bạn) chấp nhận, vì thí bạn đã đưa ra một lời biện hộ.

Sự tầm thường là đỉnh điểm của tính ích kỷ.

Nhìn chung, lời biện hộ nào nghe cũng hợp tình hợp lý. Nhưng dần dà, bạn sẽ trở thành nô lệ của chúng và do đó không thể tận hưởng cảm giác tự do mà các kết quả mang đến. Vince Lombardi, huấn luyện viên bóng bầu dục nổi tiếng của Mỹ, thường nói với các cầu thủ của mình trước mỗi trận đấu: “Sau vài tiếng nữa, tất cả chúng ta sẽ quay trở lại đây, và tất nhiên các bạn sẽ đưa ra những lời biện hộ hoặc mang về những thành tích lớn lao. Các bạn mong muốn điều gì?”. Chẳng phải vô tình mà ông trở thành huấn luyện viên của những đội bóng vô địch giải Super Bowl. Dù có tuyết rơi hoặc tiền vệ giỏi nhất bị gãy tay thì cũng chẳng hề hấn gì – đó chỉ là những lý do biện hộ mà thôi. Các cầu thủ của ông đã trở thành những chiến binh nhân từ và quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất, thay vì chỉ đạt mức trung bình và tìm ra những lý do bào chữa thỏa đáng.

Nếu là bạn, bạn sẽ chọn cách nào đây? Người bình thường luôn đưa ra lời biện hộ hợp lý cho hầu hết những thất bại của mình. Họ sẽ được chấp nhận, cảm thông và miễn trách để khỏi phải cố gắng thêm nữa. Nhưng đáng tiếc là điều này cũng đồng nghĩa với việc họ đã từ bỏ sống cuộc đời thật sự có ý nghĩa của một chiến binh nhân từ. Do đó, ngay bây giờ, bạn hãy mạnh dạn cam kết thực hiện những điều có ý nghĩa đối với bản thân, bởi vì bạn sinh ra là để tạo sự khác biệt cho cuộc sống này. Cách duy nhất để nhìn thấy một điều gì đó trở thành hiện thực là hãy đưa ra lời cam kết của chính mình.

Năm 1972, tôi tốt nghiệp Học viện Quân sự West Point của Mỹ. Khi vừa bước chân vào học viện, chỉ trong năm phút đầu tiên, chúng tôi đã nhận được một bài học quý. Một người thầy đã dạy rằng chúng tôi chỉ có bốn câu trả lời cho bất cứ câu hỏi nào và không được đưa ra bất kỳ câu trả lời nào khác. Chúng tôi chỉ được phép nói:

1. Vâng, thưa sếp.

2. Không, thưa sếp.

3. Thưa sếp, tôi không có gì để biện hộ.

4. Thưa sếp, tôi không hiểu.

Nếu chẳng may đến lớp trẻ, tôi chỉ có thể nói một trong bốn câu trên. Dù đó là do tai nạn xe hơi hay do tôi thức dậy trễ, thì câu trả lời duy nhất vẫn là “Thưa sếp, tôi không có gì để biện hộ”. Tôi không biết vì sao phải làm như vậy, nhưng các chỉ huy dạy chúng tôi không được dùng những lời biện hộ. Thậm chí dạy chúng tôi không được dùng như nếu đó là một lý do chính đáng”, chẳng hạn tôi phải dừng lại để cứu mạng của một người đang bị đột quỵ, thì câu trả lời vẫn là “Thưa sếp, tôi không có gì để biện hộ”.

Điều đó không có nghĩa là chúng ta không có một lựa chọn nào khác. Đôi khi, chiến binh nhân từ cũng sẽ làm như vậy: chọn cứu sống một người và phá vỡ cam kết của mình. Tuy nhiên, họ vẫn không biện hộ. Đơn giản vì họ chịu trách nhiệm với chọn lựa của mình.

Khi đọc đến đây, có lẽ có nhiều độc giả chưa từng được huấn luyện trong quân ngũ sẽ khó hình dung mức độ kỷ luật mà tôi đang nói đến. Giả sử bạn đang được huấn luyện để đạt những điều lớn lao thì việc đưa ra lời biện hộ dù rất hợp tình hợp lý cũng không thể giúp bạn vươn đến ước mơ lớn của đời mình.

Người bình thường sẽ cố gắng hoặc nỗ lực hơn một chút, trong khi chiến binh nhân từ sẽ hoàn thành kết quả một cách xuất sắc, bất kể lý do gì. Hãy học tập ngôn ngữ của chiến binh nhân từ: Dám đưa ra những cam kết lớn lao, đồng thời quyết tâm thực hiện cam kết và không bao giờ biện hộ khi thất bại. Jim Stovall, một chiến binh nhân từ thực thụ, thường tham gia nói chuyện trong các hội thảo Tâm hồn của Chiến binh Nhân từ. Ông là tác giả của quyển sách nổi tiếng thế giới và đã được chuyển thể thành phim, tựa đề Món Quà Vô Giá. Jim sở hữu những kênh truyền hình vệ tinh, được trao giải Emmy - được xem là giải Oscar dành cho thể loại truyền hình, đoạt huy chương vàng Olympic môn cử tạ, nhận giải Doanh nhân Tiêu biểu của năm do ủy ban Cơ hội Công bằng của Tổng thống trao tặng.

Ông là người duy nhất đoạt giải Người nhân đạo Quốc tế của năm - vinh dự từng được trao cho Mẹ Teresa, nữ tu Dòng Thừa sai Bác ái ở Ấn Độ đã chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối... trong suốt 40 năm. Khi biết về tất cả những thành tựu lớn lao này, chúng ta sẽ khó tin rằng Jim bị mù khi chỉ mới 20 tuổi. Nếu lớn lên ông trở thành một người bình thường và không đạt được một thành quả nào thì cũng là điều dễ hiểu và hoàn toàn chấp nhận được. Ít nhất thì tình trạng khuyết tật của ông vẫn thuyết phục hơn lý do của rất nhiều người khác. Vậy mà ông đã dùng chính hình ảnh của mình để tiếp thêm sức mạnh và tạo ảnh hưởng tích cực đến biết bao người khác. Jim đã chọn cách trở thành một chiến binh nhân từ và cam kết tạo ra sự khác biệt cho bản thân và xã hội.

Tôi không hề có ý rằng bạn phải đưa ra những cam kết lớn như mua lại toàn bộ chuỗi khách sạn Four Seasons, hoặc sở hữu các cửa hàng nhượng quyền thương hiệu McDonald’s. Bạn chỉ cần bắt đầu từ điều kiện hiện tại của mình và nỗ lực vươn xa hơn. Có thể bạn sẽ cam kết luôn đúng giờ trong tất cả những khoảng thời gian dành cho công việc hay gia đình. Hay quyết định tham gia các khóa học, tham dự buổi hội thảo cuối tuần để quản lý thời gian và tài chính tốt hơn. Đó cũng có thể là lời tự hứa sẽ hẹn hò với một người khác giới, nếu bạn còn độc thân.

Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu dù đang ở trong bất kỳ tình huống nào. Hãy nói ra cam kết của mình và bắt đầu thực hiện từ bước đơn giản nhất. Ngay khi chuyển ý nghĩ thành lời nói cũng là lúc bạn khởi động guồng máy để đưa mình đến với mục tiêu. Bạn không ý thức điều mình đang làm, nhưng chính tiềm thức của bạn đang quyết định kết quả.

CTV: Thủy Tiên


Bình luận