RÈN LUYỆN ĐỂ CÓ THỂ “ĐỌC SÁCH” GIỐNG NHƯ “NGHE NHẠC”

05:00, 10/11/2021 336
RÈN LUYỆN ĐỂ CÓ THỂ “ĐỌC SÁCH” GIỐNG NHƯ “NGHE NHẠC”

RÈN LUYỆN ĐỂ CÓ THỂ “ĐỌC SÁCH” GIỐNG NHƯ “NGHE NHẠC”

Tác giả: ATSUSHI INNAMI

Trích: Đọc Nhanh, Hiểu Sâu, Nhớ Lâu Trọn Đời; Chi Anh dịch; NXB Công Thương.

---o0o---

Nói vậy chứ tôi biết sẽ có người phản đối lại là luận điểm này.

Chúng ta cùng nói chuyện theo một cách khác xem sao. Trước đây, tôi chỉ là một copywriter - người chuyên viết nội dung quảng cáo cho một đại lý quảng cáo không tên tuổi. Sau đó, tôi làm song song hai nghề, viết nhạc và làm việc tại ban biên tập của một tạp chí âm nhạc. Kể từ khi hoạt động độc lập, tính ra cũng phải gần 20 năm, tôi là người viết tự do, chủ yếu cho các tạp chí. Đến tận giờ, tôi vẫn rất yêu thích âm nhạc và có tổ chức những sự kiện DJ định kỳ.

Cuốn sách này bàn về phương pháp đọc sách, nhưng cũng xuất hiện khá nhiều chủ đề liên quan đến âm nhạc. Một phần cũng bởi trước đây tôi vốn là người viết nhạc, nhưng còn một lý do khác lớn hơn thế. Nói một cách đơn giản là, đối với cá nhân tôi, nghe nhạc và đọc sách đều giống nhau về mặc cảm giác. “Đọc” và “Nghe” hóa ra lại có nhiều điểm giống nhau đến không ngờ.

Bạn có thích âm nhạc không? Vì sao bạn nghe nhạc và bạn nghe như thế nào? Tôi nghĩ là hầu hết mọi người nghe nhạc để giúp mình bình tĩnh lại, hoặc để giúp tâm trạng khá hơn, chúng ta thường nghe nhạc trong môi trường mình cảm thấy có thể thư giãn như là: trong lúc đi bộ, trên tàu điện, lái xe hoặc ăn cơm...

Hẳn là cũng có những người nghe từng câu, từng chữ, từng nốt nhạc, không sót chút nào, (chẳng hạn như thế này: “Nào! Tôi nghe nhạc đây! Đầu tiên là nhạc dạo, tiếp đến là điệp khúc A...) nhưng tôi chưa từng gặp ai trong số họ.

Chắc chắn họ “đang chờ âm nhạc ngấm vào trong cơ thể một cách tự nhiên nhất.

Trên thực tế, mục tiêu của tôi là tạo ra trạng thái “có thể đọc sách giống như nghe nhạc” vậy.

Không có ai cố gắng “ghi nhớ âm nhạc”

Những lúc nghe lơ đãng phần nhạc nền trôi qua khi đang thư giãn, chúng ta đều không nghe kịp phần lớn tiết tấu và giai điệu.

Dù là ca khúc vốn đã nghe quen từ trước, nhưng cũng có lúc bạn chợt nhận ra: “Ồ, ở đây còn có cả âm thanh này nữa sao?” Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi não bộ không thể ghi nhớ lại toàn bộ giai điệu mà chúng ta nghe thấy, toàn bộ nhịp điệu mà cơ thể cảm nhận được từ những âm thanh cụ thể nhất.

Quan trọng hơn, đó không phải là thưởng thức âm nhạc. Thưởng thức âm nhạc không phải là ghi nhớ mọi âm thanh, tiết tấu mà là tận hưởng một cách thoải mái cảm giác âm nhạc đang chảy trong cơ thể mình.

Ít nhất thì tôi luôn tiếp xúc với âm nhạc theo cách đó.

Dù bạn có nghe lơ đãng đến mức nào thì chắc chắn vẫn luôn có “âm thanh đọng lại”. Tôi không rõ đó là giai điệu, tiết tấu hay ca từ, nhưng âm nhạc chắc chắn đã tạo nên một điều gì đó trong tim chúng ta và đọng lại ở đó.

Việc ghi nhớ toàn bộ kết cấu của âm thanh, tái hiện lại một cách hoàn hảo bằng nhạc cụ hay nhớ nằm lòng ca từ vốn dĩ đều không phải là mục đích của âm nhạc. Giá trị nguyên sơ nhất của âm nhạc chính là thứ được sinh ra trong chính bản thân môi người sau khi nghe nhạc.

CTV: Yến Nhi


Bình luận