TÌNH YÊU CỦA MẸ

05:00, 19/08/2022 126
TÌNH YÊU CỦA MẸ

 

TÌNH YÊU CỦA MẸ

---o0o---

Mọi người đều nói mẹ rất chiều tôi, có lẽ do tôi là con gái út của mẹ. Đi đâu mẹ cũng thường cho tôi đi cùng.

 

Có một lần, mẹ đi tham gia một hoạt động gì đó và không cho tôi đi cùng. Lúc về nhà, mẹ cho chúng tôi hai cái bánh mì. Đó là phần ăn phụ của những người tham gia hoạt động đó. Bánh mì lúc đó là đồ ăn rất hiếm, tôi vui đến mức cứ cầm chiếc bánh mì nhảy cẫng lên. Đúng lúc đó, từ ngoài cửa vọng vào tiếng huyên náo, một đám trẻ con đang hét to: “Đồ ăn xin! Đồ ăn xin!”. Tôi và mẹ cùng lúc nhìn thấy có một cụ già đứng ngoài cửa, quần áo nhếch nhác, tay chống gậy. Mấy đứa trẻ còn ném đá về phía cụ già. Mẹ quay lưng bước vào nhà, vào trong tủ bếp, mở cánh cửa tủ. Tôi biết mẹ định tìm thứ gì nhưng tôi cũng biết rằng mẹ sẽ chẳng tìm được gì, vì nhà chúng tôi đã ăn hết đồ ăn lâu rồi. Mẹ đứng dậy, quay lại nhìn tôi. Tôi nhìn khuôn mặt mẹ bằng ánh mắt đáng thương và cầu xin vì tôi biết mẹ định làm gì. Quả nhiên, mẹ lấy chiếc bánh mì từ tay tôi, không nói câu nào, bước ra ngoài đưa cho ông cụ. Tôi nhìn thấy bàn tay ông cụ làm dấu Thánh và rời khỏi đó, đám trẻ vẫn bám theo ông cụ. Lần đó, mẹ tôi không có bất cứ một lời giải thích nào. Sau này, khi tôi đã trưởng thành, có thể ngồi nói chuyện với mẹ một cách bình đẳng, tôi nhắc lại chuyện này, và hỏi tại sao mẹ lại làm như vậy. Mẹ nói: “Con ở nhà, còn ông cụ thì phải ở ngoài đường. Cái bánh mì đó chỉ là đồ ăn vặt của con, nhưng lại là thứ cứu đói, thậm chí là cứu cả tính mạng của ông cụ”. Vì vậy, mẹ hỏi tội đồ ăn vặt và đồ cứu đói, cái nào quan trọng hơn? Tôi không có gì để nói nữa. Mẹ chưa bao giờ nói một câu yêu tôi, có lẽ đó là một tình yêu không nuông chiều.

 

Cách đây không lâu, tôi tham dự một bữa tiệc. Ngồi cùng bàn với tôi là thành viên của mấy gia đình, có cả người lớn và trẻ con. Khi nhân viên phục vụ cẩn thận bưng một đĩa tôm tẩm muối tiêu đến, cô bé ngồi cùng bàn đột nhiên chỉ vào chỗ bàn trước mặt mình và nói: “Cô ơi! Cô để dĩa đó vào chỗ này cho cháu”.

 

Cô nhân viên phục vụ bỗng ngẩn người, quan sát sắc mặt của mọi người xung quanh. Không ai có phản ứng gì, cô phục vụ liền chần chừ Mặt dĩa thức ăn trước mặt cô bé. Cô bé ăn một cách ngon lành như không có ai.

 

Mẹ của cô bé ngồi ngay cạnh tôi. Tôi nghĩ, chắc mẹ của cô bé sẽ phải nói với con gái mình điều gì đó chứ? Người ngoài không tiện nói, chẳng lẽ chị ta cũng không nói gì? Nhưng cho đến khi bữa tiệc kết thúc, chị ta cũng không trách mắng cô con gái một câu nào. Trong bữa ăn, chị ta còn gắp cho cô bé thật nhiều thức ăn khác mà cô bé thích ăn. Thì ra, chị ta đã không nhận thấy hành động của con gái mình không ổn. Thái độ nuông chiều của người mẹ này khiến tôi cảm thấy buồn thay cho họ.

 

Ngày hôm sau, tôi nhận được điện thoại của mẹ cô bé. Do ăn quá nhiều đồ có muối tiêu và dầu mỡ nên cô bé đã bị viêm tụy cấp tính và đang phải nằm trong bệnh viện cấp cứu! Trong điện thoại, chị ta khóc không thành tiếng, khóc đến mức làm cho người ta nấu cả ruột gan.

 

Tôi chợt cảm kích mẹ mình. Bà không bao giờ quá yêu thương tôi đến mức tối mắc bệnh viêm tụy cấp tính! Thậm chí, khi mẹ còn sống, tôi còn không được phép khóc. Bà rất ghét thói khóc nhè của tôi. Khi mẹ sắp nhắm mắt, nhìn thấy tôi khóc mãi không thôi, bà mở to đôi mắt khô khan của mình một cách yếu ớt rồi nói với tôi rằng: “Con đừng khóc nữa, con người sớm muộn gì cũng có ngày này, đừng khóc mà làm hỏng đôi mắt của mình...”.

 

Mẹ tôi đã từng là một người lính trong chiến tranh nên bà sống rất kiên cường, không dễ rơi nước mắt.

 

Có tình yêu thương của người mẹ làm cho con cái bước vào con đường tội lỗi, còn tình yêu của mẹ tôi không như vậy.

 

Từng có một câu danh ngôn phương Tây về tình yêu như sau: Yêu thương vừa là sự nhẫn nại vĩnh hằng, vừa là lòng nhân từ, bao dung tất thảy, nhẫn nại tất thảy và hy vọng tất thảy. Yêu thương là không bao giờ ngừng nghỉ, yêu thương chính là thánh thần.

 

Còn đối với mẹ tôi, yêu thương là dạy bảo, yêu thương là cổ vũ động viên.

 

Tình yêu thương đối với người thân cũng cần kiềm chế, có mức độ. Tình yêu thương dành cho con cần có lý trí, không nuông chiều, không bỏ mặc, yêu thương con nhưng tình yêu ấy phải tốt cho con, để con trưởng thành hơn, khoan dung hơn. Nếu việc gì cũng chiều theo ý con thì không còn gọi là yêu thương con, mà đang mang lại “quả đắng” cho con.

CTV: Thủy Tiên


Bình luận