TÔI LÀ CHÍNH TÔI

07:58, 30/10/2021 489
TÔI LÀ CHÍNH TÔI

TÔI LÀ CHÍNH TÔI

THỦY TIÊN

---o0o---

Trong cuộc sống bộn bề, đủ mọi lo toang và có quá nhiều thứ mà buộc ta phải làm. Tại sao lại nói thế? Chúng ta có đang làm thứ mình yêu thích, điều mà mình mơ ước bấy lâu? Hầu như rất ít câu trả lời là “Có”. Chúng ta thường hay bị cái gọi là “xu hướng” hay nói cách khác, ta đang bị lệ thuộc vào cách nhìn nhận và đánh giá của xã hội.

Ví dụ đơn giản, cách nhìn của xã hội vào một học sinh, một đứa trẻ là gì? Là đứa trẻ này học trường nào, có học lớp chuyên hay lớp chọn không, đã được thành tích gì trong học tập, và đem chúng ra so sánh với nhau. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lí cũng như cách hình thành nhận thức của bạn nhỏ đó. Thứ mà bạn nhỏ này được thể hiện chính là cách giải một bài toán phức tạp, tổ hợp xác xuất khó nhằn, thuyết trình một kiến thức vượt tầm,…hay là những cuốn nhạc phổ chuyên nghiệp, kiến thức về tranh họa trù tượng,…Mọi thứ ấy đều quá tầm cho một đứa trẻ, thứ đứa trẻ này đang đối mặt là ở những lớp học thêm, những lời giới thiệu trường đại học, công ty,… Những đứa trẻ ấy có sự lựa chọn không? Thật ra là không có lựa chọn mà hầu như là không có khái niệm về sự lựa chọn, mọi người xem như đó là một điều hiển nhiên phải làm ở lứa tuổi ấy, và chính bản thân chúng ta cũng cho rằng đó là hiển nhiên. Đơn giản vì bạn mình như thế mình cũng phải như thế, hay con họ như thế con mình cũng phải như thế. Chính vì sự nhu cầu không rõ mục đích ấy, lại có một câu hỏi xuất hiện “ Bạn làm vì bạn thích nó hay bạn làm vì người khác thích nó?”

Chúng ta sống cuộc sống của chúng ta nhưng mà lại đang trong trên định nghĩa của người khác, sống dựa trên “bảng nhận xét” của xã hội, dựa trên “xu hướng” của xã hội. Chúng ta chạy theo trong mù quáng và không biết bản thân cần gì, muốn gì và làm gì. Từ những điều ấy mà cuộc sống chúng ta trở nên bộn bề, lo toang và hụt hẩng, áp lực, hoang mang và trầm cảm, toàn là những cảm xúc tiêu cực. Chính vì chúng ta chưa biết bạn thân mình là ai, mình cần gì.

Tiếp tục với ví dụ kế tiếp, chúng ta có quá nhiều tiêu chuẩn, tiêu chuẩn về cái đẹp, tiêu chuẩn về học lực,…thậm chí là tiêu chuẩn về con người. Tại sao ư? Tại vì phần đông cho nó là đúng? Nhưng nó đúng không? Nó có đúng với bạn không? Tiêu chuẩn về một sự hoàn mỹ hầu như không làm chúng ta tốt hơn mà nó làm chúng ta trở nên mệt mõi khi bám chấp vào những tiêu chuẩn ấy. Chúng ta có khuyết điểm, chúng khiến chúng ta gặp phải nhiều phiền phức, thiếu tự tin, chúng ta buồn bả và cố gắng thay đổi đó đi, nhưng thay đổi thế nào? Bạn nóng tính bạn có gắng trở nên hòa nhã hơn nhưng thế nào mới là hòa nhã, ai định nghĩa cho bạn và hai chữ hòa nhã này? Là bạn, là người khác, hay là tiềm thức của bạn bách bảo cho bạn biết? Không ai cả, đó là tự bạn nhận định về nó, tự bạn biến nó trở nên hòa nhã. Khuyết điểm của chúng ta thật ra không đáng để lên án thế, chính nó giúp bạn đặc biệt hơn đấy, giúp bạn trông khác với người còn lại trên thới giới này, có thể khuôn mặt giống nhau nhưng cái khiến người khác nhận ra bạn là tính cách bạn và trong đó có khuyết điểm. Bạn không phải là một phiên bản hoàn hảo nhưng bạn là một phiên bản giới hạn. Tại sao hàng thủ công lại đắt hơn hàng chế biến bằng máy? Tại vì hàng thủ công nó có sự khác nhau và sự đặc biệt trong sản phẩm, thậm chí là có nhiều khuyết điểm hơn hàng bằng máy mà máy móc thì luôn cho ra những sản phẩm chính xác, tiêu chuẩn và hàng loạt. Thế đấy, thay vì cố gượng mình trở nên thế này thế kia chỉ vì một tiêu chuẩn nào đó mà hãy lấy chính khuyết điểm của bản thân biến mình trở nên tốt hơn, đặc biệt hơn và giá trị hơn.

Sống một cuộc sống mình mong muốn, làm những thứ mà khiến mình cảm thấy cuộc sống này đáng sống. Một cuộc sống đơn giản, bình yên và đầy yêu thương. Sau một ngày dài, sau nhiều công việc đã làm thì là một buổi chiều ngắm hoàng hôn với một tách trà hay một nơi rất nên thơ, suy ngẫm về ngày ấy, suy ngẫm về những thứ mình đã làm, suy ngẫm về con người mình, nhẹ nhàn và thanh nhản, đơn giản và sâu lắng. Phải chăng đó là tận hưởng giá trị của cuộc sống? 


Bình luận