LÀM VIỆC TỐT MANG LẠI CẢM GIÁC HẠNH PHÚC

04:25, 23/08/2023 1,039
LÀM VIỆC TỐT MANG LẠI CẢM GIÁC HẠNH PHÚC

LÀM VIỆC TỐT MANG LẠI CẢM GIÁC HẠNH PHÚC 

Tác giả: Daniel Rutley

Trích: Thoát Khỏi Bẫy Cảm Xúc

---o0o---

Điều quan trọng là hiểu được rằng khi chúng ta suy nghĩ và ứng xử theo những cách đầy yêu thương, nó giúp cho chính những cảm giác yêu thương tốt đẹp của chúng ta được tăng lên. Hãy nhớ lại lời Lev Tolstoy viết trong cuốn Chiến tranh và hòa bình, “Chúng ta không yêu người vì những điều tốt đẹp họ làm cho chúng ta, mà bởi những điều tốt đẹp chúng ta làm cho họ.” Khi chúng ta làm những điều tốt đẹp cho người khác điều đó khích lệ chúng ta đặt suy nghĩ vào đúng chỗ. Điều này giúp chúng ta cảm thấy tốt đẹp và hạnh phúc. Thái độ này cùng hành động yêu thương và cho đi trở thành một điều nhận được đối với chúng ta và đối với đối phương.

Năm 1957, Leon Festinger, nhà tâm lý học và là nhà nghiên cứu, giải thích một học thuyết có liên quan đến sự biện minh nỗ lực. Ông tin rằng khi một người càng bỏ nhiều công sức để đạt được một mục tiêu cụ thể, người đó. càng trân trọng mục tiêu đó. Sẽ là vô nghĩa khi tin rằng: “Tôi đã làm việc vất vả để có được X” và X chẳng có chút giá trị gì”. Trên thực tế, nghiên cứu là sự mở rộng của điều này: khi chúng ta thực hiện các nhiệm vụ khó khăn cho những người khó tính, chúng ta thường dễ biện minh cho các hành động của mình nhiều nhất.

Biện minh nỗ lực sẽ giúp giải thích phần nào trường hợp người vợ bị ngược đãi vừa nhắc đến và giúp chúng ta hiểu thêm về sự yêu thương và làm thế nào để yêu thương bản thân nhiều hơn. Một tình huống thường gặp hơn là khi một người vợ bị người chồng nghiện rượu đối xử tệ. Khi được hỏi, “Sao chị không bỏ quách anh ta đi.” Cô ấy nói, “Nhưng tôi yêu anh ấy.”

Mặc dù chuyện này có nhiều phức tạp, sự “biện minh nỗ lực” đóng một vai trò quan trọng. Nếu người vợ, qua những nỗ lực tỏ ra cao thượng của mình, là phục tùng và tích cực cho đi những món quà, tỏ ra lãng mạn và nói chung, phục vụ cho anh ta, thì điều này cũng sẽ không nhất thiết khiến anh ta yêu cô ấy nhiều hơn. Dù việc đó sẽ giúp cô ấy yêu anh ta hơn. Cô ấy càng nỗ lực trong mối quan hệ thì sẽ càng biện minh cho nỗ lực đó và càng khao khát mục tiêu của mình hơn: là anh ta. Cách anh ta đối xử với cô ấy sẽ không sánh được với niềm tin của cô ấy rằng anh ấy là một người tuyệt vời. Sau đó, cô ấy có khả năng sẽ bảo vệ và biện minh cho những ứng xử của anh ta: “Anh ấy mệt.” “Công việc của anh ấy căng thẳng” “Anh ấy không cố ý.”

Khi đối xử tệ với cô ấy, anh ta cần biện minh cho hành vi của mình bên trong. Ít có khả năng anh ta sẽ tự chế trách bởi lòng tự trọng luôn chống lại sự thay đổi. Thay vào đó, anh ta chê trách vợ mình, “Cô ta đáng bị như thế bởi cô ta là người đến sau” hay “Cô ta chẳng để ý đâu” hay “Cô ta không hiểu con người tôi” hay một lời giải thích hợp lý hóa nào đó. Anh ta càng chê bai cô ấy và cách ứng xử của cô ấy, thì tình yêu của anh ta dành cho cô ấy càng ít đi. Khi sự tán dương giảm và sự chê bai tăng lên, thì cô ấy lại càng bỏ ra nhiều nỗ lực để làm hài lòng anh ta. Tình yêu và sự khao khát của cô ấy dành cho anh ta do đó sẽ tăng lên vì sẽ thật khó hiểu khi thể hiện nhiều nỗ lực đến thế cho một kẻ “không ra gì”, nênhẳn là sâu bên trong anh ta phải là một người tốt. Nói một cách ngắn gọn, điều này trở thành một vòng xoáy tiêu cực, tự tạo động lực cho mình.

Chẳng hạn, khi một người nói rằng, “tôi không phải là người lãng mạn bởi tôi đang không yêu ai cả”, điều đó có thể là sai. Có thể điều ngược lại mới đúng; nguyên nhân để người ta cho đi, chu đáo và lãng mạn là tình yêu. Sự biện minh nỗ lực là quan trọng để hiểu được lĩnh vực này và việc áp dụng nó trong thực tế là điều rõ ràng. Dồn tâm huyết vào một mối quan hệ, vẫn duy trì sự linh hoạt với các ý tưởng mới (mà một lần nữa đòi hỏi sự nỗ lực) và giảm đi những phê phán sẽ là một phần của công thức duy trì tình yêu. Theo sau đó, cũng quan trọng không kém, là người bạn đời phản hồi bạn theo những cách có nỗ lực, để anh/ cô ta cũng sẽ duy trì được tình yêu với bạn. Hãy nhớ rằng, chúng ta có xu hướng trân trọng những gì chúng ta bỏ ra nhiều công sức nhất.

Giờ đây khi bạn đã hiểu về khái niệm biện minh nỗ lực, bạn có thể áp dụng nó với bản thân. Một trong những thất bại lớn nhất trong cuộc sống là chúng ta có xu hướng đặt người khác lên trước. Con cái. Công việc. Việc nhà. Các hóa đơn. Chồng hoặc vợ. Bạn bè. Và nếu còn thời gian – mà chúng ta gần như chắc chắn biết là sẽ không còn – thì bạn có thể dành cho mình.

Nhìn chung, nếu bạn là một người như vậy, bạn gần như đặt tất cả mọi người và mọi thứ lên trước bản thân mình. Nếu bạn nỗ lực nhiều như vậy vì người khác và nỗ lực rất ít vì bản thân, thì thông điệp rõ ràng ở đây là gi? Bạn không xứng đáng. Sự biện minh nỗ lực nhảy vào và cuối cùng là bạn coi trọng những lĩnh vực khác của cuộc sống bạn hơn là trân trọng bản thân bạn.

Thông điệp là rõ ràng. Để yêu thương bản thân và trận trọng ; chính sự tồn tại của mình hơn, hãy dành nhiều công sức cho chính mình, cho những điều bạn muốn và những điều bạn hằng khát khao. Hãy làm những điều tuyệt vời cho bản thân. Hãy đối xử với bản thân như cách mà bạn sẽ đối xử với một người mà bạn yêu mến. Hãy đối xử với mình như cách bạn sẽ đối xử với người mà bạn yêu cực kỳ say đắm. Hãy thưởng thức thời gian bạn dành cho mình và thật sự tận hưởng mọi phút giây mà bạn dành cho con người tuyệt vời này: chính bạn!

                                     CTV: Đức Bình


Bình luận