10 NHÀ VĂN LỖI LẠC

03:00, 20/03/2022 221
10 NHÀ VĂN LỖI LẠC

10 NHÀ VĂN LỖI LẠC

Tác giả: ISABELLE FOUGERE

Trích: Kiến Thức Căn Bản Cần Biết - Theo Dòng Lịch sử Văn hóa; Việt dịch: Đặng Dưỡng; NXB Thế Giới.

---o0o---

1. FRANÇOIS RABELAIS - “VIẾT VỀ TIẾNG CƯỜI VẪN HƠN LÀ VỆ NƯỚC MẮT”

 François Rabelais là tu sĩ, bác sĩ, nhà bác học và một người thích ngao du. Ông là một nhà văn lớn mà sự dữ dội và tính sáng tạo của ông đem lại cho tiếng Pháp những màu sắc đẹp nhất. Là chứng nhân có óc phê phán và rất tự do trước những thói tục chính trị, văn hóa và tôn giáo trong thế kỷ của mình, ông đổi mới lý tưởng đạo đức và triết học của thời đại, vượt qua sự mê hoặc và tình yêu của chức giáo sư trong sự nghiệp đồ sộ của mình. Tác giả của Pantagruel và Gargantua, kiểu mẫu hoàn hảo cho chủ nghĩa nhân văn Phục hưng, đã tạo nên giữa kịch hề và thiền định một tuyên ngôn triết học thực sự tôn vinh kiến thức và công lý.

2. MARGUERITE DE NAVARRE - NỮ HOÀNG CỦA CÁC NHÀ THƠ ÁC  

 Marguerite De Navarre là chị của Francois I, thân cận với những nhà cải cách đạo Tin Lành, đã thả nhà thơ Clément Marot khi Francois Rabelais đề tăng bà cuốn “Tập ba” của ông. Trong số các tác phẩm thương mang vẻ huyền bí của bà, người ta ghi nhận “Bẩy ngày” lấy cảm hứng từ “Mười ngày” của nhà văn Ý Boccaccio: năm lãnh chúa và năm người phụ nữ trao đổi những câu chuyện bi kịch và vui vẻ mang tầm ảnh hưởng về đạo đức.

3. CLEMENT MAROT - NGƯỜI HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN

 Clement Marot sáng tác nhiều thể loại đa dạng như thơ trào phúng, thánh vịnh, thư văn vần và văn châm biếm, rất thịnh hành cuối thời Trung cổ. Trước khi trở thành nhà thơ cung đình, ông bị giam giữ, gửi nhiều đơn thỉnh cầu đầy những điệu chơi chữ đến nhà vua, bị lưu đày vì đức tin với đạo Tin Lành và chỉ trích các thầy tu. Sự nghiệp lớn của ông, trong đó có L'Adolescence Clémentine (Thời thơ ấu của Clément) (1532), đã biết kết hợp sự thanh tao hình thức của thơ Trung cổ với tính tự nhiên và sự tự phát hiện đại, trong tinh thần nhân văn.

4. LOUISE LABÉ - NGƯỜI ĐẸP BỆN DÂY THỪNG

 Louise Labe là nữ thi sĩ thơ tình, sáng tác những bài sonnet và bi ca cảm động về tự do ngôn luận yêu thương và quyền được học tập của phụ nữ. Với lối văn đứng đắn, bà là nữ thi sĩ đầu tiên biến đàn ông thành đối tượng gợi tình: "Ôi nụ cười, ôi vầng trán, mái tóc, cánh tay, bàn tay và ngón tay!/ Ôi đàn luýt than vãn, đàn violon, cái Vĩ và tiếng đàn!/ Từng ấy ngọn đuốc để thiêu đốt một người phụ nữ!”

5. JOACHIM DU BELLAY - HẠNH PHÚC LÀ, NHƯ JOACHIM…

 Joachim Du Bellay là sinh viên trẻ ngành luật khi cùng Pierre de Ronsard tạo ra phong trào văn học La Pleiade (Nhóm Thất Tinh), mà ông đã sáng tác Bảo vệ và phát triển tiếng Pháp. Trong đó, ông tuyên bố muốn bắt chước người cổ đại mà không phục tùng họ. Khi những câu thơ sonnet tình yêu của ông trong Olive ca tụng vẻ đẹp của phụ nữ và lòng nhiệt thành của niềm đam mê, những câu thơ trong Tiếc nuối chủ yếu gợi lại chuyên đi Rome và sự gắn bó của ông với quê hương, Anjou, "nơi với ông là một tỉnh, và hơn thế nữa”.

6. PIERE DE RONSARD – “HOÀNG TỬ CỦA CÁC NHÀ THƠ”

 Pierre de Ronsard là một nhà phát minh, canh tân ngôn ngữ, linh hồn của phòng trào La Pleiade. Tình yêu là nguồn cảm hứng chính của ông. Bị lên án vì làm lễ gọt tóc đỉnh đầu để sống độc thân, ông ăn mừng bằng cách ca tụng ba nàng thơ của mình, Cassandre, Hélène và Marie, những người ông đề tặng nhiều bài sonnet. Câu thơ rất nổi tiếng của ông "Này em nhỏ xinh, mình cùng đi ngắm hoa hồng...” chưa thể tóm tắt hết sự nghiệp lớn và phong phú hơn nhiều của ông. Nhà thơ của các hoàng tử đã đặc biệt viết những bài phát biểu hùng hồn ủng hộ Cải cách.

7. MONTAIGNE - “SỰ THẬT Ở SƯỜN BÊN NÀY, LỜI DỐI TRÁ Ở BÊN KIA”

 Montaigne đã dành cả đời để viết Tiểu luận, tác phẩm phong phú và không điển hình, trong đó, khi tự quan sát và miêu tả, nhà tư tưởng tập trung chỉ ra sự yếu ớt trong lý trí con người với lối hành văn rất tự do. Vị thị trưởng Bordeaux, là nhà văn và cũng là nhà du hành lớn đã rút ra bài học thực sự về thuyết tương đối trong chuyến thăm Thụy Sĩ và Ý. Tình bạn huyền thoại của ông với Etienne de La Boétie đã truyền cảm hứng cho câu nói nổi tiếng này của ông: "Bởi vì đó là anh ấy, bởi vì đó là tôi."

8. MIGUEL DE CERVANTES- NHÀ VĂN NHÀ THÁM HIỂM

 Miguel de Cervantes, trước khi thành nhà văn, là một nhà thám hiểm. Bị cụt tay trong trận Lepante, rồi thành con tin của quân Thổ trong năm năm, ông là tác giả, năm 1605, của tiểu thuyết đầu tiên được coi là “hiện đại” trong lich sử văn học: Don Quixote - Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha, loạt truyện anh hùng về một hiệp sĩ theo chủ nghĩa lý tưởng, khao khát chính nghĩa và tự do và về quan giám mã của anh, một người thực tế hơn tên là Sancho Panza tại Tây Ban Nha tối tăm của thế kỷ 16.

9. AGRIPPA D AUBIGNÈ - TRÁI NGƯỢC VỚI MỌI THỨ

  Agrippa D Aubigne là binh sĩ, nhà thơ và tín đồ Tin Lành bí ẩn, đã tham gia, đôi khi đến mức cuồng tín, những cuộc chiến giữa Kitô giáo và các nhà cải cách. Ông đã rút ra từ cuộc sống đấu tranh này một chất thơ trữ tình và sử thi. Trong số các tác phẩm chính của ông, L epopée de la foi (Sử thi về đức tin) là bài thánh ca cao cả cho những người Tin Lành bị chỉ trích, Les tragiques (Bi thương), tiếng kêu dài của cuộc nổi dậy chống lại nội chiến.

10.  WILLIAM SHAKESPEARE – NGÔN NGỮ CỦA SHAKESPEARE

 William Shakespeare đã viết gần 40 bi kịch trong đó có Hamlet, Romeo và Juliet, Giấc mộng đêm hè, Othello và Vua Lear. Sự nghiệp của ông khám phá mọi mặt của tâm thần con người, từ đấu tranh quyền lực, chuyển qua phản bội hay cuồng tín, đến ghen tị. Ông nổi tiếng đến mức những vở kịch của ông được dịch sang hầu hết các thứ tiếng.

CTV: Thủy Tiên.


Bình luận